Thầy, trò vùng cao lội bùn đến trường

Nhìn hình ảnh các em học sinh nhỏ vùng cao phải đi chân trần vượt qua đoạn đường lầy lội để đến trường, nhiều người không khỏi ngậm ngùi.

Thầy, trò vùng cao lội bùn đến trường
giáo viên vùng cao, cô giáo, học sinh, giáo dục tiểu học

Những hình ảnh này được cô giáo Lò Thị Khoa (giáo viên Trường Tiểu học Nậm Kè số 2, bản Huổi Hẹt, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) ghi lại trên đường lên điểm trường lẻ Huổi Hẹt.

Để có thể đến trường sau những trận mưa, các em học sinh nhỏ phải đi chân trần, vượt qua đoạn đường lầy lội và vào lớp khi khắp người lấm lem bùn đất.

giáo viên vùng cao, cô giáo, học sinh, giáo dục tiểu học

Trò chuyện với VietNamNet, cô giáo Lò Thị Khoa cho biết đó là con đường duy nhất để đi lên điểm trường lẻ Huổi Hẹt.

Chỉ cần một trận mưa nhỏ là cả đường lại trở nên lầy lội như vậy, và chuyện học sinh vừa đi vừa ngã không hiếm.

giáo viên vùng cao, cô giáo, học sinh, giáo dục tiểu học

"Khi trời mưa, không thể đi xe đi xe đã đành, mà chúng tôi còn phải bỏ giày dép ra, đi bộ gần 1km, lội qua cả ruộng nhà dân mới đến được trường. 

Thấy cảnh các em học sinh đi học khổ sở như vậy, tôi thương lắm nhưng cũng không biết làm như thế nào. Nhìn các em lại liên tưởng như con của mình thì càng thương hơn. Nhiều hôm mưa lớn, vài em nhỏ quá tôi phải cõng hoặc dắt” - cô Khoa chia sẻ.

giáo viên vùng cao, cô giáo, học sinh, giáo dục tiểu học

Đường lầy lội không sâu nhưng rất trơn, dễ ngã lắm, giáo viên còn ngã huống gì học sinh. Em thì trượt lăn, em thì sứt cả chân. Không ít lần học sinh ngã xong bật khóc, cô giáo đỡ dậy đưa đi rửa sạch rồi lại vào lớp bình thường. Nhưng cũng có em trượt ngã bùn lấm từ đầu đến chân, giáo viên đành cho về nhà thay đồ chiều quay lại lớp học” - cô Khoa kể.

Tuy nhiên, cô giáo Lò Thị Khoa vẫn cho rằng đoạn đường mà cô cũng như các học sinh của mình hằng ngày phải vượt qua chưa nhằm nhò so với các cung đường đến các điểm trường khác. 

Đang nuôi con nhỏ nên tôi được ưu tiên dạy ở bản gần và thuận tiện nhất rồi, các giáo viên khác còn đi công tác ở những bản xa hơn. Ở các bản khác, học sinh và giáo viên còn khổ hơn, bởi đường còn khó đi hơn đến điểm trường Huổi Hẹt rất nhiều” - cô Khoa nói.

Theo vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ