Thầy Phó hiệu trưởng giúp học sinh kỹ năng ôn tập, làm bài thi trắc nghiệm

GD&TĐ - Thầy Phạm Văn Sinh - Phó hiệu trưởng Trường THPT Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) - chia sẻ những lưu ý giúp học sinh ôn tập và làm tốt bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Thầy Phó hiệu trưởng giúp học sinh kỹ năng ôn tập, làm bài thi trắc nghiệm

Rèn luyện khả năng tư duy, tính toán nhanh

Theo thầy Phạm Văn Sinh, học sinh cần rèn luyện khả năng tư duy, tính toán nhanh bởi số lượng câu hỏi nhiều. Có những câu hỏi, học sinh phải tính toán mới đưa ra được đáp số, nhưng cũng có những câu hỏi học sinh có thể sử dụng phương pháp loại trừ.

Bên cạnh đó, học sinh cần hạn chế thói quen trình bày bài bản như trước mà thay vào đó là phải phân tích và xử lý nhanh.

Để làm tốt bài thi trắc nghiệm, lưu ý của thầy Phạm Văn Sinh là học sinh cần học theo cách tóm tắt kiến thức theo từng chủ đề; chú trọng học cách phân tích để chọn nhanh hướng làm hoặc chọn kết quả phù hợp; học cách dùng phương pháp loại trừ, cách trình bày gọn lời giải, một số kỹ năng đọc nhanh đề bài phân tích câu dễ, khó…

Nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12, trong đó 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao. Để đạt điểm cao, là dù đề thi trắc nghiệm hay tự luận, học sinh phải ôn tập kiến thức cơ bản, cần tính toán và tư duy, giải từng bước một.

"Để thi tốt, thí sinh cần phải ôn tập kiến thức cơ bản chương trình lớp 12 và ôn giải đề thi thực nghiệm đã công bố; đồng thời, chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, có kế hoạch cụ thể cho từng môn học.

Việc ôn tập không thể nóng vội và đòi hỏi kết quả ngay được .Vì thế, các em cần biết cách phân chia thời gian hợp lí để có thể tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức một cách thấu đáo, tránh tình trạng học vẹt; chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng làm bài. Quá trình ôn tập cần đi theo định hướng ôn tập của thầy cô giáo" - thầy Phạm Văn Si nh nhắc nhở.

Kỹ năng làm bài

Theo thầy Phạm Văn Sinh, khi nhận được đề, thí sinh cần kiểm tra kĩ đề, điền đầy đủ thông tin rồi mới làm bài, phân chia thời gian hợp lí làm từng phần. Chú ý trước khi nộp bài cần kiểm tra thật kỹ về thông tin cá nhân để kịp thời bổ sung, sửa chữa nếu còn thiếu hoặc có sai sót.

Kỹ năng làm bài tối thiểu thầy Phạm Văn Sinh lưu ý tới thí sinh là phải đọc kỹ đề thi để hiểu chắc câu hỏi, từ đó tự tin làm bài. Ngoài ra, thí sinh cần trình bày bài thi sạch sẽ, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, không gạch xóa; làm đầy đủ các phần, mục, câu hỏi, tránh để trống hoặc là bỏ cách; cần biết phân bổ thời gian thật hợp lí cho số câu hỏi có trong đề thi.

Khi làm bài, ưu tiên cho câu hỏi nhiều điểm trước và chia đều thời gian còn lại cho những câu. Với những câu hỏi khó, không nên vội “đầu hàng”, hãy cố gắng nhớ lại những kiến thức mình đã học trước đó và đừng bỏ qua bất cứ giả thiết nào mà cho là đúng. Những giả thiết đó, nên ghi ra nháp, có thể từ đó mà các em có thể tìm được đầu mối để tháo gỡ “nút thắt” của đề bài.

"Thí sinh cần chú ý học tập, ôn luyện trong chương trình quy định ở lớp 12, không học tủ, học lệch; cần tham khảo đề thi minh họa, đề thi thử nghiệm Bộ GD&ĐT đã công bố để có định hướng ôn tập đạt kết quả cao.

Ôn tập để thi trắc nghiệm khác nhiều ôn tập để thi tự luận. Ôn tập thi trắc nghiệm phải bao trùm toàn bộ chương trình, không bỏ sót bất cứ một nội dung nào.

Mặc dù đề thi chỉ có 40 câu nhưng lại có rất nhiều mã đề (24 mã đề) lấy từ ngân hàng đề (2500 – 3000 câu hỏi). Những nội dung giảm tải sẽ không có trong nội dung đề thi" - lưu ý của thầy Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ