Thay lời tri ân 2023 - Tôi chọn nghề giáo

GD&TĐ - Chương trình 'Thay lời tri ân' năm 2023 được truyền hình trực tiếp lúc 20h ngày 19/11 trên kênh VTV2 và tường thuật trực tiếp trên Báo GD&TĐ.

Thay lời tri ân 2023 - Tôi chọn nghề giáo

Tham dự chương trình Thay lời tri ân năm 2023 có: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình.

Dự chương trình còn có đại diện các Bộ, Ban ngành Trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí. Đặc biệt, chương trình còn có sự hiện diện của 200 thầy cô giáo tiêu biểu đại diện cho 1,2 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu đến dự chương trình Thay lời tri ân 2023.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu đến dự chương trình Thay lời tri ân 2023.

Là một hoạt động thường niên ý nghĩa nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, "Thay lời tri ân” năm 2023 do Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.

Với chủ đề “Tôi chọn nghề giáo”, thông qua những hình ảnh, câu chuyện xúc động, về những thầy cô hết lòng vì học trò thân yêu, Chương trình như một lời cảm ơn gửi tới các thế hệ nhà giáo trong cả nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Các đại biểu dự chương trình Thay lời tri ân 2023.
Các đại biểu dự chương trình Thay lời tri ân 2023.
Các đại biểu dự chương trình Thay lời tri ân 2023.
Các đại biểu dự chương trình Thay lời tri ân 2023.
Các đại biểu dự chương trình Thay lời tri ân 2023.

Các đại biểu dự chương trình Thay lời tri ân 2023.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn sẽ có những chia sẻ, gửi gắm đến đội ngũ nhà giáo thông qua Chương trình.

Trong Chương trình, khán giả cũng sẽ gặp gỡ một số nhà giáo - khách mời đặc biệt với những chia sẻ tâm huyết về nghề cũng như sự cống hiến của các thầy cô trong sự nghiệp trồng người.

Chương trình có sự hiện diện của 200 thầy cô giáo tiêu biểu đại diện cho 1,2 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước.Chương trình có sự hiện diện của 200 thầy cô giáo tiêu biểu đại diện cho 1,2 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước.Chương trình có sự hiện diện của 200 thầy cô giáo tiêu biểu đại diện cho 1,2 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước.Chương trình có sự hiện diện của 200 thầy cô giáo tiêu biểu đại diện cho 1,2 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước.

Chương trình có sự hiện diện của 200 thầy cô giáo tiêu biểu đại diện cho 1,2 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước.

Niềm vui của các thầy cô giáo dự chương trình Thay lời tri ân "Tôi chọn nghề giáo".Niềm vui của các thầy cô giáo dự chương trình Thay lời tri ân "Tôi chọn nghề giáo".Niềm vui của các thầy cô giáo dự chương trình Thay lời tri ân "Tôi chọn nghề giáo".Niềm vui của các thầy cô giáo dự chương trình Thay lời tri ân "Tôi chọn nghề giáo".

Niềm vui của các thầy cô giáo dự chương trình Thay lời tri ân "Tôi chọn nghề giáo".

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

report

Ấn tượng về ngày 20/11 khó quên!

Cô Lầu Y Pay

Cô Lầu Y Pay

Cô Lầu Y Pay là giáo viên Trường mầm non Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chia sẻ vinh dự được tham dự Chương trình “Thay lời tri ân”, cô Lầu Y Pay cũng cho biết có nhiều cảm xúc khó nói thành lời khi lần đầu tiên được đến trường quay, trực tiếp dự một chương trình mà trước đây mình chỉ được xem qua truyền hình.

“Việc được bình chọn nhà giáo tiêu biểu năm 2023, được đến Thủ đô tham gia chuỗi chương trình vinh danh nhà giáo hết sức ý nghĩa là động lực giúp tôi cố gắng nhiều hơn nữa trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Với tôi, đây cũng là ngày 20/11 rất đặc biệt, khó quên trong đời”, cô Lầu Y Pay chia sẻ.

Cô Lầu Y Pay là giáo viên người dân tộc thiểu số, dạy trẻ em lớp ghép nhiều độ tuổi ở điểm trường thuộc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn của tỉnh Nghệ An.

Dù điều kiện khó khăn, nhưng cô luôn tích cực huy động trẻ tới trường và duy trì tỷ lệ trẻ hoàn thành Chương trình Giáo dục mầm non; thường xuyên đến tận nhà phụ huynh đưa trẻ tới trường.

Cô như người mẹ khi thường xuyên chăm sóc trẻ thay bố mẹ, từ việc tắm, gội, cắt tóc… bởi nhiều phụ huynh ít quan tâm đến con. Cô cũng tích cực cho trẻ dân tộc thiểu số làm quen với tiếng Việt; có giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong điều kiện vùng sâu, vùng xa thiếu thốn về công nghệ.

Hiếu Nguyễn

report

Sự tin yêu của học sinh là động lực lớn để tiếp tục theo nghiệp cầm phấn

Cô Khuất Thị Hòa, giáo viên Hóa học Trường THCS Sơn Tây bày tỏ niềm vinh dự khi được tham dự chương trình vô cùng ý nghĩa này do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Cô Khuất Thị Hòa, giáo viên Hóa học Trường THCS Sơn Tây bày tỏ niềm vinh dự khi được tham dự chương trình vô cùng ý nghĩa này do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Là một trong các nhà giáo tiêu biểu tham dự chương trình "Thay lời tri ân năm 2023 - Tôi chọn nghề giáo" tối 19/11 tại Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), cô Khuất Thị Hòa, giáo viên Hóa học Trường THCS Sơn Tây (TX.Sơn Tây, Hà Nội) không giấu nổi niềm vui và tự hào khi theo nghề giáo.

Cô Hòa tâm sự, hơn 20 năm gắn bó với nghề giáo, tình yêu thương của học trò và những thành quả lao động được đền đáp chính là “trái ngọt” đáng quý nhất mà các cô nhận được.

"Được góp mặt trong 200 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc, tôi cảm thấy thật hạnh phúc, tự hào và vinh dự hơn bao giờ hết. Sự ghi nhận của các cấp lãnh đạo không chỉ khiến tôi hãnh diện mà còn đặt ra cho tôi những thử thách mới trên con đường phía trước", cô Khuất Thị Hòa bày tỏ.

Cô cũng cho biết thêm, là người trực tiếp dìu dắt từng lớp học sinh, cô luôn không ngừng cố gắng tích lũy kiến thức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và năng lực nghề giáo để xứng đáng với tất cả tình yêu thương và sự kỳ vọng của các cơ quan, ban, ngành cũng như các em học sinh.

Đình Tuệ

report

Cảm ơn thầy cô

Em Nguyễn Bảo Thư - học sinh Trường THCS Nguyễn Du (Hà Nội) chia sẻ: Em rất tự hào, vinh hạnh khi được tham gia biểu diễn văn nghệ dành tặng các thầy cô trong Lễ tri ân năm 2023.

Em Nguyễn Bảo Thư (bên phải) học sinh Trường THCS Nguyễn Du (Hà Nội).

Em Nguyễn Bảo Thư (bên phải) học sinh Trường THCS Nguyễn Du (Hà Nội).

Qua đây, em xin chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người.

Những tiết mục văn nghệ là lời cảm ơn sâu sắc của chúng em đến tất cả các thầy cô trong cả nước, cảm ơn các thầy cô đã miệt mài không quản gian lao để truyền đạt kiến thức cho chúng em.

Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn đến cô Trần Thị Kim Liên, cảm ơn cô đã đồng hành với em trong kỳ học vừa qua, cô đã giúp em trưởng thành hơn.

Ngô Chuyên

report

Nếu chọn lại, tôi vẫn chọn nghề giáo!

Cô Nguyễn Thị Vinh - Hiệu trưởng Trường Mầm non Điền Lư (Thanh Hoá) chia sẻ: Tôi rất xúc động, nếu không làm nghề giáo tôi sẽ không bao giờ dám mơ mình được tham dự những chương trình ý nghĩa như thế này. Từ đó, tôi càng tự hào và có trách nhiệm với nghề hơn.

Cô Nguyễn Thị Vinh (ở giữa) - Hiệu trưởng Trường Mần non Điền Lư (Thanh Hoá). Ảnh Ngô Chuyên.

Cô Nguyễn Thị Vinh (ở giữa) - Hiệu trưởng Trường Mần non Điền Lư (Thanh Hoá). Ảnh Ngô Chuyên.

Nếu cho tôi chọn lại tôi vẫn chọn nghề giáo. Mặc dù rất vất vả, nhưng nghề giáo cho tôi những cảm xúc hạnh phúc không gì có được. Hạnh phúc vì học trò trưởng thành, hạnh phúc khi nghe tiếng các em nói thành thạo tiếng phổ thông bởi học sinh của mình chủ yếu là người dân tộc thiểu số.

Ngô Chuyên

report

Kỷ niệm đặc biệt

Cô Lường Thị Hồng Nhi

Cô Lường Thị Hồng Nhi

Với cô Lường Thị Hồng Nhi, được đến trường quay VTV tham dự chương trình “Thay lời tri ân” năm 2023 là kỷ niệm đặc biệt.

Cô Lường Thị Hồng Nhi là giáo viên Trường mầm non Tân Long, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Đây là một trường đặc biệt khó khăn với hơn 90% là trẻ em dân tộc thiểu số.

Lần đầu tiên được đến trường quay của Đài truyền hình Việt Nam để tham dự chương trình “Thay lời tri ân”, trước đó là chuỗi chương trình tuyên dương nhà giáo tiêu biểu toàn quốc, cô Lường Thị Hồng Nhi bày tỏ niềm vui, sự xúc động, vinh dự.

“Tôi thực sự xúc động trước những quan tâm của Đảng, Nhà nước đã tôn vinh nghề giáo. Tôi cũng bất ngờ vì đóng góp của mình còn nhỏ bé. Sau ngày hôm nay, chúng tôi sẽ có nhiều động lực hơn để tiếp tục cống hiến và lan tỏa”.

Cô Lường Thị Hồng Nhi chia sẻ và cho rằng, sự khôn lớn, trưởng thành của lớp lớp thế hệ học sinh là niềm vui, là hạnh phúc của mỗi thầy cô giáo. Cảm xúc ấy khiến cô thêm yêu nghề mà mình đã chọn.

“Tôi tin rằng, hơn 6.000 giáo viên mầm non tỉnh Thái Nguyên, cũng như tất cả đồng nghiệp khác trên mọi miền đất nước đều đang rất cố gắng để mang lại tình yêu, niềm hạnh phúc cho trẻ em mầm non.

Với tôi, chắc chắn sẽ nỗ lực cố gắng hơn nữa trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, để xứng đáng với những động viên khen thưởng mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã trao tặng hôm nay. Tôi cũng sẽ lan toả hết mức có thể tinh thần thi đua, kinh nghiệm, kĩ năng, kiến thức mình đang có đến với bạn bè đồng nghiệp”, cô Lường Thị Hồng Nhi chia sẻ.

Hiếu Nguyễn

report

Quyết tâm bám trụ với nghề

Đến từ TP Cao Lãnh (Đồng Tháp), thầy Võ Châu Thanh - giáo viên Tin học, Trường Tiểu học Trưng Vương không giấu nổi niềm vui khi là một trong những giáo viên tiêu biểu được về dự Chương trình Thay lời tri ân – một chương trình gây được vang và có sức lan tỏa sâu rộng.

“Lần đầu tiên tôi được tham dự sự kiện lớn, trang trọng và ý nghĩa như thế này. Sự ghi nhận, sẻ chia của lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã tiếp thêm nghị lực để chúng tôi quyết tâm bám trụ với nghề” – thầy Võ Châu Thanh bộc bạch.

Thầy Võ Châu Thanh - giáo viên Tin học, Trường Tiểu học Trưng Vương (TP Cao Lãnh, Đồng Tháp).

Thầy Võ Châu Thanh - giáo viên Tin học, Trường Tiểu học Trưng Vương (TP Cao Lãnh, Đồng Tháp).

Tham dự chuỗi sự kiện, thầy Thanh được gặp gỡ giao lưu với nhiều thầy, cô giáo tiêu biểu trên mọi miền của Tổ quốc. Qua đó, thầy được giao lưu học hỏi kinh nghiệm quý báu trong giáo dục học sinh.

“Hạnh phúc hơn bao giờ hết là được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao tặng bằng khen. Tôi hứa sẽ giữ gìn phẩm chất, đạo đức của một nhà giáo và nỗ lực, đổi mới, sáng tạo trong dạy học” – thầy Thanh nhấn mạnh.

Minh Phong

report

Mong học sinh dân tộc có cuộc sống tốt đẹp hơn

Có mặt tại chương trình Thay lời tri ân 2023 từ rất sớm, cô Vũ Thị Mến, giáo viên Trường Mầm non Hoa Ban, tỉnh Lào Cai, bày tỏ ấn tượng trước sự chuẩn bị nhiệt tình, chu đáo và công phu của Bộ GD&ĐT cùng các đơn vị để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cô giáo Vũ Thị Mến.

Cô giáo Vũ Thị Mến.

"Sự quan tâm của các bộ, ngành khiến tôi cảm thấy bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa để góp phần xây dựng nền giáo dục nước nhà, theo kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tôi muốn góp một phần sức lực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", cô Mến bày tỏ.

Nữ giáo viên cho biết Trường Mầm non Hoa Ban có 7 điểm trường, trong đó 5 điểm trường thuộc vùng cao với 100% học sinh là người dân tộc Dao. Cuộc sống của các em còn rất nhiều khó khăn, giao thông đi lại vất vả.

"Tôi mong ước nhà trường sẽ được quan tâm hơn nữa. Các điểm trường được cải thiện, chất lượng đường sá, cơ sở vật chất để các em có trải nghiệm học tập tốt hơn", cô Mến cho hay.

Tú Anh

report

Động lực để tiếp tục cống hiến

Là giáo viên Trường Tiểu học Lê Minh Xuân, tỉnh Long An, cô Võ Thị Như Ý chia sẻ, lần này ra Hà Nội là kỷ niệm mà cô sẽ không bao giờ quên khi trở thành một trong 200 nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu được Bộ GD&ĐT tuyên dương nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2023.

Cô Võ Thị Như Ý.

Cô Võ Thị Như Ý.

"Chứng kiến sự chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức, tôi cảm thấy rất vui, xúc động xen lẫn tự hào. Đây sẽ là động lực để tôi tiếp tục cố gắng phấn đấu, đóng góp sức mình cho sự nghiệp trồng người", cô Như Ý bày tỏ.

Cô Như Ý chia sẻ chọn nghề giáo vì từ nhỏ đã ước mơ được đứng trên bục giảng, chia sẻ kiến thức cho trò. Hiện nay, khi ước mơ đã thành sự thật, cô cảm thấy bản thân phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng và có trách nhiệm hơn với học sinh, với nghề.

Tú Anh

report

Thầy trò cùng nỗ lực dạy - học

Cô Trương Thị Lan - giáo viên môn Tiếng Anh Trường THPT Kỳ Sơn (Nghệ An).

Cô Trương Thị Lan - giáo viên môn Tiếng Anh Trường THPT Kỳ Sơn (Nghệ An).

Cô Trương Thị Lan - giáo viên môn Tiếng Anh Trường THPT Kỳ Sơn (Nghệ An) tâm sự, được bình chọn là 1 trong 200 nhà giáo tiêu biểu năm 2023 và tham dự chuỗi sự kiện gồm chương trình "Thay lời tri ân năm 2023" do Bộ GD&ĐT tổ chức là niềm hạnh phúc, vinh dự lớn lao.

Theo chia sẻ của cô Lan, hơn 90% học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số như Thái, H'mông, Khơ Mú. Đời sống của bà con cơ bản còn nhiều khó khăn, việc chăm lo cho con cái học hành đôi khi không bằng được như địa bàn khác.

Dù vậy, mỗi thầy cô của nhà trường đều rất tâm huyết, có nhiều cách để thu hút học sinh ra lớp cũng như tập trung vào bài học. Đặc biệt với môn Tiếng Anh, cô Lan cùng giáo viên trong Tổ Tiếng Anh luôn nắm bắt tình hình, lắng nghe tâm tư của học sinh để có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

"Mỗi năm vào khoảng tháng 3, ngoài giờ học chính khóa, chúng tôi cũng hay tổ chức các lớp học ban đêm miễn phí để ôn tập thêm cho các em cuối cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhờ sự hưởng ứng của học sinh và ủng hộ của phụ huynh, chất lượng đầu ra hàng năm ngày càng tăng", cô Lan tâm sự.

Đình Tuệ

report

Cảm ơn thầy cô đã không quản ngại khó khăn mang tri thức cho thế hệ trẻ

Bà Đặng Thị Mến (Hà Nội) chia sẻ: "Tôi rất tự hào khi cháu mình được tham gia tiết mục biểu diễn văn nghệ tri ân thầy cô, mong rằng những lời ca tiếng hát là lời cảm ơn chân thành gửi đến các thầy cô giáo.

Bà Đặng Thị Mến (Hà Nội). Ảnh Ngô Chuyên.

Bà Đặng Thị Mến (Hà Nội). Ảnh Ngô Chuyên.

Thông qua chương trình, tôi chúc tất cả các thầy cô trên cả nước nhiều sức khoẻ, luôn nhiệt huyết với nghề giáo. Cảm ơn thầy cô đã không quản ngại khó khăn mang tri thức cho thế hệ trẻ.

Nghề giáo là một trong những nghề đáng quý nhất, mong rằng dù hoàn cảnh nào các thầy cô vẫn vững tin với nghề".

Ngô Chuyên

report

Động lực cống hiến với sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Xúc động khi được tham gia Chương trình Thay lời tri ân, PGS.TS Nguyễn Viết Thái – giảng viên Trường ĐH Thương mại (Hà Nội) bày tỏ niềm vinh dự và tự hào.

Tham gia chương trình, tôi được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi với hàng trăm nhà giáo tiêu biểu trên cả nước. “Tôi học hỏi ở đồng nghiệp rất nhiều. Mỗi người cho tôi những kinh nghiệm hay, bài học quý. Tôi sẽ vận dụng vào thực tế công tác của mình” – PGS.TS Nguyễn Viết Thái bộc bạch.

PGS.TS Nguyễn Viết Thái.

PGS.TS Nguyễn Viết Thái.

Đến với chương trình, PGS.TS Nguyễn Viết Thái không khỏi xúc động và hạnh phúc khi được lãnh đạo Bộ GD&ĐT quan tâm và xã hội ghi nhận. "Chúng tôi cảm nhận được sự đồng hành của xã hội, trên hết là sự sẻ chia của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT. Đó là động lực để chúng tôi cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà” – PGS.TS Nguyễn Viết Thái khẳng định.

Minh Phong

report

Tôi yêu nghề giáo

GS.TS Trần Minh Tú - Trường ĐH Xây dựng chia sẻ: Tôi cảm thấy rất xúc động khi được tham dự Chương trình nhiều ý nghĩa này.

GS.TS Trần Minh Tú - Trường ĐH Xây dựng. Ảnh Ngô Chuyên

GS.TS Trần Minh Tú - Trường ĐH Xây dựng. Ảnh Ngô Chuyên

Lúc này, tôi cảm thấy nhờ đến những người thầy đã hỗ trợ, đồng hành cùng tôi trong suốt cuộc đời học tập từ bậc phổ thông đến nay. Mỗi thầy cô là một tấm gương về nghị lực vươn lên, không ngừng nghiên cứu, tìm tòi để có thể truyền kiến thức cho học trò.

Ngô Chuyên

report

Tiết mục văn nghệ: Bài hát Bụi phấn


report

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Giáo dục là nơi xác lập những giá trị căn cốt cho mỗi người

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Phát biểu tại Chương trình, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, thầy, cô giáo không chỉ truyền thụ kiến thức, mà còn chia sẻ với học trò, gieo hoài bão, thắp lên những ước mơ cho các em.

Phó Thủ tướng ghi nhận, “Thay lời tri ân” là chương trình ý nghĩa để tôn vinh những đóng góp của các thầy cô trên khắp cả nước.

Với tình cảm cá nhân và qua sóng truyền hình, Phó Thủ tướng gửi tới các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước lời chúc tốt đẹp, lòng biết ơn chân thành.

“Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”, Phó Thủ tướng nhắc lại thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ngành Giáo dục, đồng thời nhấn mạnh, trong thế giới rộng mở ngày nay, định hình của một quốc gia, của một dân tộc là bản sắc, là văn hóa. Giáo dục là nơi xác lập những giá trị căn cốt cho mỗi người.

Sức mạnh của một dân tộc, của một đất nước không chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có, mà từ tri thức được xây đắp bằng trí tuệ mỗi người.

Ấn tượng với chủ đề “Tôi chọn nghề giáo” của chương trình “Thay lời tri ân” hôm nay, Phó Thủ tướng nhìn nhận, sự lựa chọn chính là điểm khởi đầu trong hành trình vinh quang nhưng cũng đầy nhọc nhằn, gian khổ mà các thầy giáo, cô giáo qua nhiều thế hệ đã đóng góp.

“Với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, chúng ta hãy dành tình cảm, sự biết ơn, lời chúc, nụ cười, những đóa hoa tươi thắm nhất đến tất cả thầy cô giáo trên mọi miền của Tổ quốc” – Phó Thủ tướng bày tỏ.

Minh Phong

report

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu


report

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 20/11 cũng là ngày ngành Giáo dục nói lời cảm ơn

Phát biểu tại Chương trình, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận định chủ đề “Tôi chọn nghề giáo” rất phù hợp với dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Thay mặt Lãnh đạo bộ GD&ĐT, qua chương trình truyền hình, Bộ trưởng gửi tới toàn thể các nhà giáo, cựu giáo chức, các cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trường học lời chúc mừng nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam.

Bộ trưởng cũng gửi lời cảm ơn tới toàn thể những người đã và đang chọn nghề dạy học làm sự nghiệp của mình, dù với bất cứ nhân duyên hay lý do nào; đồng thời ghi nhận và cảm ơn những đóng góp to lớn của tất cả các cô giáo, thầy giáo, cả những điều đã được xã hội biết tới và những điều thầm lặng không ai biết tới.

Bộ trưởng chia sẻ: Ngày 20/11 là ngày tri ân các nhà giáo, như một đạo lý và nét đẹp văn hóa. Nhưng ngành Giáo dục và đào tạo cũng xác định, dịp 20/11 hàng năm là dịp mà toàn ngành bày tỏ và nói lời cảm ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ, tới toàn thể phụ huynh, tới các cấp, các ngành Trung ương và địa phương, tới toàn thể nhân dân, xã hội, với đời - bởi nhà giáo vinh dự có một nghề vinh quang và đang được đặc biệt quan tâm chăm chút, được coi là quốc sách hàng đầu và đột phá chiến lược để phát triển đất nước.

Bộ trưởng đồng thời gửi lời cảm ơn trân trọng tới Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tham dự và chỉ đạo ngành Giáo dục tại sự kiện ngày hôm nay. Toàn ngành lĩnh hội và thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Phó Thủ tướng.

“Xin kính chúc Phó Thủ tướng dồi dào sức khỏe, tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ ngành Giáo dục.

Xin cảm ơn VTV, cảm ơn những người làm chương trình “Thay lời tri ân” đã 10 năm liên tục đồng hành, hỗ trợ ngành Giáo dục trong việc làm cho xã hội thấu hiểu hơn về giáo dục.

Tôi ghi nhận những cố gắng và đóng góp của Báo Giáo dục và Thời đại đã tích cực thực hiện các hoạt động được giao với tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo.

Cảm ơn tất cả các thầy cô giáo tiêu biểu năm 2023 cùng các vị đại biểu đã có mặt tham dự chương trình ngày hôm nay.

Xin gửi lời chúc mừng ngày 20/11 tới tất cả các nhà giáo. Chúc các cô, các thầy luôn dồi dào sức khỏe, tiếp tục có những thành công mới, góp phần vào thành công chung của sự nghiệp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà”, Bộ trưởng bày tỏ.

Hiếu Nguyễn

report

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu


report

Mong muốn những nhà giáo mang bầu nhiệt huyết tuổi trẻ gắn bó với giáo dục vùng cao

Đã nhiều năm theo dõi chương trình Thay lời tri ân, thầy Trần Văn Xuyên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên luôn ấn tượng với những câu chuyện đầy cảm xúc từ chương trình mang lại.

Thầy Trần Văn Xuyên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thanh Hưng.

Thầy Trần Văn Xuyên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thanh Hưng.

Thầy Xuyên chia sẻ: “Với chủ đề "Tôi chọn nghề giáo", chương trình năm nay khiến tôi vô cùng xúc động và ấn tượng khi được xem câu chuyện về những nhà giáo tiêu biểu trên khắp mọi miền đất nước. Qua những câu chuyện của các nhà giáo, tôi nhận thấy, dù còn rất nhiều khó khăn, gian khó phải đối diện, song thầy cô vẫn bền chí, gắn bó với sự lựa chọn của mình. Tôi đặc biệt ấn tượng với câu chuyện đời, chuyện nghề của những thầy giáo mầm non”.

Đã gần 30 năm gắn bó với nghề giáo và sự nghiệp giáo dục Điện Biên, thầy Xuyên hiểu rõ những nhọc nhằn, vất vả của thầy cô đã và đang công tác ở vùng cao.

Thầy Xuyên cùng gia đình xem Chương trình Thay lời tri ân qua màn ảnh.

Thầy Xuyên cùng gia đình xem Chương trình Thay lời tri ân qua màn ảnh.

“Trong không khí thân tình, ấm áp của Chương trình Thay lời tri ân hôm nay, tôi muốn gửi tới các thầy, cô giáo đang công tác ở vùng cao hãy mang bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, cống hiến nhiều hơn nữa, hết sức mình cho các em học sinh để giáo dục miền núi có thể tiến kịp miền xuôi” – thầy Xuyên chia sẻ.

Hà Thuận

report

Là dịp để xã hội nhìn lại những đóng góp thầm lặng của các nhà giáo

Thầy Thạch Sa Quên cùng con trai xem Chương trình Thay lời tri ân trên sóng truyền hình trực tiếp.

Thầy Thạch Sa Quên cùng con trai xem Chương trình Thay lời tri ân trên sóng truyền hình trực tiếp.

Thầy Thạch Sa Quên, giáo viên Trường THPT Cầu Ngang A (tỉnh Trà Vinh) là khán giả trung thành của Chương trình Thay lời tri ân trong những năm qua. Mỗi năm vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy và gia đình đều mong ngóng, cùng xem chương trình thông qua truyền hình trực tiếp.

Thầy Thạch Sa Quên cho biết: “Tôi nhiều năm công tác, gắn bó với trường lớp ở vùng dân tộc còn nhiều khó khăn nên thấu hiểu những vất vả của đồng nghiệp trên khắp cả nước. Chương trình Thay lời tri ân tổ chức vào dịp 20/11 hằng năm là dịp để cán bộ, nhà giáo và cả xã hội nhìn nhận những đóng góp thầm lặng của đội ngũ nhà giáo.

Chương trình Thay lời tri ân năm 2023 với chủ đề “Tôi chọn nghề giáo” được tôi và gia đình trông chờ đón xem. Tôi thật sự ấn tượng và xúc động với những phóng sự, những tấm gương thầy cô giáo được phản ánh. Qua đó cho thấy dù khó khăn, vất vả nhưng nhiều nhà giáo ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa còn khó khăn hơn gấp bội. Nhưng tất cả đều không bỏ cuộc mà càng mạnh mẽ hơn để xứng đáng với tên gọi người thầy".

Quốc Ngữ

report

Thầy Bùi Văn Anh: Quyết tâm học ngành Sư phạm mầm non

Thầy Bùi Văn Anh (áo trắng), Trường Mầm non Hạ Trung (huyện Bá Thước, Thanh Hoá).
Thầy Bùi Văn Anh (áo trắng), Trường Mầm non Hạ Trung (huyện Bá Thước, Thanh Hoá).

Trực tiếp chia sẻ tại Chương trình, thầy Bùi Văn Anh, Trường Mầm non Hạ Trung (huyện Bá Thước, Thanh Hoá) cho biết: Tốt nghiệp THPT, tôi đi nghĩa vụ quân sự và trở về đi học cao đẳng, sau khi tốt nghiệp tôi về công tác văn hoá xã.

Trong thời gian này, tôi được tiếp xúc với nhiều cô giáo mầm non, tôi hiểu được những khó khăn của các cô. Từ đó, tôi đặt ra câu hỏi tại sao các cô làm được mà mình không làm được? Vì vậy, tôi đã quyết định đi học ngành Sư phạm mầm non và đến nay tôi đã gắn bó được với nghề đến này đã được 6 năm.

Ngô Chuyên

report

Những câu chuyện từ Thay lời tri ân truyền cảm hứng cho cộng đồng giáo viên

Năm nào cô giáo Trần Thị Lệ Thủy, giáo viên Trường Tiểu học – THCS Tân Lâm (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) cũng đón xem Chương trình Thay lời tri ân.

Cô Thủy chia sẻ: Năm 2023, Chương trình Thay lời tri ân với chủ đề “Tôi chọn nghề giáo” gợi lại trong tôi nhiều kỷ niệm về những ngày mới vào nghề và cả lý do để mình quyết tâm đi theo nghề dạy học.

Tôi rất ấn tượng với những hình ảnh, câu chuyện dạy học xúc động, đáng khâm phục của những thầy giáo chọn bậc học mầm non. Lựa chọn của các thầy chắc hẳn sẽ phải vượt qua không ít áp lực từ gia đình, bạn bè. Bởi vậy, lựa chọn này không chỉ là sự dũng cảm mà còn là sự dấn thân. Nhưng vượt lên tất cả, các thầy giáo đã chăm chút tỉ mỉ cho trẻ từ bữa ăn, giấc ngủ, tạo được sự tin tưởng, yên tâm cho phụ huynh.

Những câu chuyện của các thầy giáo mầm non đã cho tôi một bài học rằng, cứ sống trọn vẹn với công việc, gửi cả tình yêu và trách nhiệm của mình vào đó thì sẽ nhận lại được rất nhiều tin yêu từ học sinh và phụ huynh.

Chương trình “Thay lời tri ân” cũng đồng thời đã truyền cảm hứng cho cộng đồng giáo viên trên cả nước thông qua những tấm gương, câu chuyện đầy xúc động, đáng khâm phục về những người thầy, cô giáo đầy trách nhiệm, luôn tìm cách đổi mới, sáng tạo, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.

Ánh Ngọc

report

Văn nghệ

Mash up: Con chim vành khuyên nhỏ - Cô và mẹ - Phép lạ hàng ngày

Sáng tác: Hoàng Vân, Phạm Tuyên, Lê Tâm

Biểu diễn: Tập thể thầy giáo mầm non huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá và Đội ca Nắng sớm, CLB Moon Min

Thay lời tri ân 2023 - Tôi chọn nghề giáo ảnh 36
Thay lời tri ân 2023 - Tôi chọn nghề giáo ảnh 37
report

Thầy Lương Văn Sắng vượt định kiến làm "thầy nuôi dạy trẻ"

Thầy Lương Văn Sắng (giữa) - giáo viên Trường Mầm non Văn Nho, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã gắn bó với nghề giáo viên mầm non 33 năm.

Thầy Lương Văn Sắng (giữa) - giáo viên Trường Mầm non Văn Nho, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã gắn bó với nghề giáo viên mầm non 33 năm.

Thầy Lương Văn Sắng - giáo viên Trường Mầm non Văn Nho (Bá Thước, Thanh Hóa) chia sẻ trên sóng truyền hình trực tiếp, 33 năm trước sau khi tốt nghiệp THPT, thầy đã đỗ vào Trường ĐH Sư phạm nhưng không theo học. Thay vào đó, thầy quyết định đi dạy học mầm non.

"Khi đó, gia đình và bạn bè rất bất ngờ và cũng ngăn cản vì thời điểm đó giáo viên mầm non không có lương. Giáo viên chúng tôi chỉ hưởng 10kg thóc/tháng do thôn bản chi trả. Có những năm bà con mất mùa, giáo viên cũng không có lương", thầy Sắng nhớ lại.

Thầy giáo mầm non cũng cho hay, nếu đi dạy phổ thông có thể sẽ nhàn và quan trọng là còn có lương. Tuy nhiên, với lòng yêu nghề mến trẻ, thầy đã thuyết phục được gia đình đồng ý cho mình được theo dạy học mầm non. Kể từ đó đến nay, thầy Sắng đã gắn bó với nghề giáo dục mầm non được 33 năm.

Theo thầy Sắng, dù là nam giới nhưng với tâm huyết và luôn coi học sinh như con em mình thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua và làm tốt công việc của mình.

Đình Tuệ

report

Chương trình mang đến nhiều cung bậc cảm xúc

Thầy Nguyễn Chí Linh, Trưởng phòng GD&ĐT quận Dương Kinh, TP Hải Phòng xúc động chia sẻ: Bao đời nay, hình ảnh người thầy luôn được tôn vinh, coi trọng, bởi nghề giáo là "nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Hàng năm, cứ đến ngày 20/11, các cấp ngành có nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân người thầy.

Thầy Linh đang xem Chương trình Thay lời tri ân năm 2023.

Thầy Linh đang xem Chương trình Thay lời tri ân năm 2023.

Chương trình Thay lời tri ân do Bộ GD&ĐT tổ chức đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc với những câu chuyện đời, chuyện nghề của các nhà giáo khắp mọi miền tổ quốc.

Tôi có thể thấu cảm được những vất vả, hy sinh của người thầy trong sự nghiệp "trồng người" đầy thử thách, gian truân qua những phóng sự, câu chuyện kể của nhà giáo trong chương trình.

Hình ảnh thầy cô nơi đảo tiền tiêu, miền biên cương, vùng núi xa xôi đầy gian khó nhưng giàu nhiệt huyết. Ngọn lửa tình yêu nghề của đồng nghiệp khiến tôi cảm phục và như được tiếp thêm năng lượng tích cực cho tình yêu nghề cháy bỏng trong tôi.

Chương trình Thay lời tri ân năm 2023 với chủ đề "Tôi chọn nghề giáo" mang lại cho tôi ấn tượng khó phai về hình ảnh các thầy giáo mầm non tỉnh Thanh Hoá.

Hình ảnh thầy Bùi Văn Anh, Trường Mầm non Hạ Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá khéo léo đón trẻ, buộc tóc cho các con khiến tôi thực sự xúc động. Câu chuyện duyên nghề mà thầy Văn Anh chia sẻ mộc mạc, nhưng sâu sắc.

Nguyễn Dịu

report

Phóng sự: Thầy giáo mầm non vượt qua định kiến giới bằng trái tim nhiệt huyết


report

Cô giáo Hà Thành và những "lá thư tay"

Cô giáo Đặng Thị Ngọc Hà là giáo viên dạy Ngữ văn của Trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội). Năm 1998, ngay từ năm đầu tiên về ngôi trường THCS Thăng Long, cô Ngọc Hà đã dành rất nhiều tâm huyết và trăn trở với việc nâng cao chất lượng dạy và học môn văn.

Là một người yêu và đam mê môn Ngữ văn, mong muốn cho học sinh thấy được cái hay cái đẹp trong môn học này, cô Ngọc Hà đã không ngừng trau dồi chuyên môn, chăm chỉ nỗ lực sáng tạo, đổi mới nhiều phương pháp dạy học để đưa môn Văn đến với học sinh một cách hiệu quả hơn.

Nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi, cô Hà không chỉ là Tổ trưởng Tổ chuyên môn Văn - Sử của trường mà còn là người động viên các thầy cô đổi mới trong cách nhìn, cách dạy học. Cô cũng rất chủ động trong việc mời những giảng viên có chuyên môn về tập huấn cho giáo viên trước sự đổi mới của Chương trình GDPT 2018.

Là một giáo viên yêu nghề, yêu bộ môn mình giảng dạy, cô Ngọc Hà luôn tâm huyết với từng bài làm của học sinh. Cô đọc kỹ từng bài và cũng soạn rất kỹ phần lời phê dành cho các em. Những lời phê của cô không chỉ là kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm bài mà còn là những lời động viên, chia sẻ, những tình cảm, những kinh nghiệm của người thế hệ trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.

Cô Ngọc Hà đã dạy Văn theo cách rất riêng, giống như những lời tâm sự riêng tư, cô đã thổi vào tâm hồn học sinh niềm yêu thích đam mê đối với môn Văn một cách rất tinh tế, thông minh.

Trong chương trình, cô Hà nói về những ngày đầu bước lên bục giảng, về niềm đam mê của cô đối với bộ môn này.

Cô Hà cho biết: "Từng là học trò, trong những năm đi học tôi bất ngờ khi nhận được bài kiểm tra của cô giáo. Ngoài những dòng chữa lỗi cho điểm là dòng chữ “Cố lên Hà nhé!”. Tôi đã nhận được yêu thương từ cô giáo và muốn mang yêu thương gửi đến học sinh của mình.

Vân Anh

report

Phóng sự: Cô giáo Hà Thành và những lá thư tay


report

Cô Nguyễn Thị Như Yến - người mẹ có "đông con nhất"

Chia sẻ tại Chương trình được phát sóng trực tiếp trên VTV, cô Nguyễn Thị Như Yến, giáo viên Trường TH&THCS Lê Quý Đôn, xã Yang Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai, kể câu chuyện nghề gắn bó với học trò.

Nhiều năm nay, cô luôn dành tất cả tình yêu nghề, đón đưa học trò về nhà chăm sóc, dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Cô Yến chia sẻ, năm 2000 ra trường cô về công tác tại Trường TH&THCS Lê Lợi, xã Đăk Tơ Pang. Gia đình cô giáo có 3 con nhưng cô lại là "mẹ" của nhiều em học sinh khác. Mỗi lần đi dạy về chỉ chở được 2 em, có hôm phải nhờ cả đồng nghiệp. Các em về cùng ăn, cùng ngủ ở nhà cô giáo.

Năm 2004, một biến cố xảy ra với gia đình, chồng cô giáo không may gặp tai nạn, con trai đầu lòng bị bệnh tim. Gián đoạn một thời gian để chăm lo cho gia đình, sau đó cô giáo lại tiếp tục dành tình yêu với học sinh của mình.

Câu chuyện của cô giáo Đinh Thị Như Yến thêm cuốn hút khi xuất hiện một đồng nghiệp của cô Yến, đó là Đinh Thị A Nênh (giáo viên Trường TH&THCS Lê Lợi, xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai), là học trò của cô Yến ngày nào.

Hà An

report

Cô Đinh Thị A Nênh: Dành tặng món quà đặc biệt tới cô giáo thân thương!

Là học trò của cô Nguyễn Thị Như Yến, cô giáo Đinh Thị A Nênh, giáo viên Trường TH&THCS Lê Lợi, xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai, bày tỏ xúc động khi được gặp lại cô giáo cũ trên sóng truyền hình trong Chương trình "Thay lời tri ân" năm 2023.

Cô A Nênh kể: "Hồi đó, cô Yến công tác tại làng của em, sinh hoạt trong khu nhà tập thể. Em thường qua trò chuyện cùng cô, được cô chỉ bảo bài vở. Khi ấy, em rất ấn tượng bởi cô Yến là giáo viên trẻ, mới ra trường nhưng đã xa gia đình, người thân vào công tác trong ngôi làng khó khăn của em".

Dù vất vả nhưng cô Yến rất nhiệt tình, yêu thương học sinh. Không chỉ trao truyền kiến thức, cô quan tâm, chăm sóc cho học trò như con cái của mình. Tình yêu nghề, yêu trò của cô Yến đã truyền cảm hứng, động lực để A Nênh chọn nghề giáo và cống hiến cho ngành Giáo dục địa phương.

"Đã rất lâu, từ khi cô Yến chuyển trường, hai cô trò không được gặp nhau. Hôm nay, em rất cảm ơn Ban tổ chức chương trình đã giúp em có cơ hội được gặp lại cô giáo của mình", cô A Nênh bày tỏ.

Tại chương trình, cô A Nênh đã gửi tặng cô giáo cũ chiếc khăn được dệt thổ cẩm truyền thống của người Ba Na do cô A Nênh tự tay thực hiện. Trên chiếc khăn có dòng chữ "Thương cô Yến". Đó là lời cảm ơn, lời chia sẻ mà cô A Nênh dành cho cô giáo thân thương của mình.

Tú Anh

report

Thay lời tri ân - mỗi câu chuyện là mỗi bài học về tinh thần hiếu học, phấn đấu và cống hiến

Theo dõi Chương trình Thay lời tri ân diễn ra trên truyền hình, thầy Trương Kỉnh Nhơn (Giáo viên Trường Tiểu học A thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) chia sẻ, thầy rất xúc động và tự hào trước những câu chuyện của các nhà giáo tiêu biểu ở mọi miền đất nước đã phấn đấu vượt khó, cống hiến vì sự nghiệp giáo dục... nhất là những thầy giáo, cô giáo nơi vùng sâu vùng xa, miền núi, vùng cao và hải đảo.

Thầy Nhơn đang theo dõi Chương trình Thay lời tri ân trực tiếp trên truyền hình.

Thầy Nhơn đang theo dõi Chương trình Thay lời tri ân trực tiếp trên truyền hình.

Những câu chuyện, những tấm gương của đồng nghiệp giúp tôi có thêm nguồn động lực tiếp tục theo nghề dạy học mà tôi đã gắn bó suốt hơn 30 năm qua với tinh thần trách nhiệm hơn, nhiệt tâm hơn và sáng tạo hơn.

Trọng Nhân

report

Gửi lời cảm ơn tới thầy cô!

Trên sân khấu chương trình, em Hoàng Hải Sơn, học sinh Trường THPT Chuyên Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) chia sẻ: Để có được thành tích tốt trong học tập, em có sự hỗ trợ của thầy cô. Em muốn nói lời cảm ơn tới các thầy cô giáo.

Cô Đỗ Thị Hương Trà và học trò - em Hoàng Hải Sơn.
Cô Đỗ Thị Hương Trà và học trò - em Hoàng Hải Sơn.

Cũng tại chương trình, cô Đỗ Thị Hương Trà, giáo viên Trường THPT Chuyên Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) chia sẻ: Năm 2019, trường chúng tôi lần đầu tiên tham gia cuộc thi tại Mỹ, kết quả đạt được rất xứng đáng với nỗ lực của các em.

Tôi mong muốn không chỉ học sinh các trường THPT chuyên mà các trường THPT ở miền núi đều được tiếp cận với công nghệ để phát triển năng lực, sở trường của mình.

Ngô Chuyên

report

Tôn vinh những thầy, cô có nhiều đóng góp cho ngành Giáo dục

Cô Nguyễn Thị Hoàn đón xem Chương trình "Thay lời tri ân"

Cô Nguyễn Thị Hoàn đón xem Chương trình "Thay lời tri ân"

Cô Nguyễn Thị Hoàn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo (TP Kon Tum, Kon Tum) là một trong những khán giả trung thành của Chương trình “Thay lời tri ân” những năm qua.

Cô Hoàn tâm sự, “Thay lời tri ân” là một chương trình rất hay và ý nghĩa, tôn vinh những thầy, cô có nhiều đóng góp cho ngành Giáo dục.

Hình ảnh cô giáo Nguyễn Thị Như Yến, giáo viên Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (xã Yang Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) khiến cô Hoàn vô cùng xúc động. Cô Yến có những lúc rất khó khăn nhưng luôn có tấm lòng bao dung, hết lòng yêu thương và chia sẻ với học trò vùng khó.

"Cô Yến là tấm gương sáng về tình yêu thương, sẻ chia với học trò vùng khó để nhiều thầy, cô khác học tập và noi theo", cô Hoàn bộc bạch.

Cô Hoàn mong rằng, sẽ có nhiều hơn những thầy, cô giáo được tôn vinh thông qua Chương trình "Thay lời tri ân". Từ đó, động viên và khích lệ nhiều hơn đối với thầy, cô giáo để cống hiến cho nghề giáo.

Dung Nguyễn

report

Vẫn còn nhiều thầy, cô âm thầm hy sinh cho sự nghiệp Giáo dục

Cô Nguyễn Thị Lý xem Chương trình Thay lời tri ân với nhiều cảm xúc.

Cô Nguyễn Thị Lý xem Chương trình Thay lời tri ân với nhiều cảm xúc.

Khi xem chương trình truyền hình, cô Nguyễn Thị Lý, giáo viên Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Ya Xiêr (huyện Sa Thầy, Kon Tum) xúc động khi chứng kiến những hình ảnh giáo viên vượt khó, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp Giáo dục.

Cô Lý tâm sự, đâu đó vẫn còn nhiều giáo viên âm thầm hy sinh cho nghề giáo mà chúng ta chưa nhìn thấy. Thông qua chương trình, bản thân cô Lý cảm nhận được nhiều hơn những hy sinh, cống hiến của thầy, cô giáo vùng khó. Cũng qua đó, cô Lý thấy mình nhỏ bé trước công lao của giáo viên trên cả nước.

Giảng dạy ở huyện biên giới Sa Thầy, những ngày này cô Lý nhận được tình cảm chân thành từ học sinh, như: nhành hoa dại, hoa chuối...

"Ở những vùng sâu, vùng xa... chỉ những bông hoa dại hay lời chúc từ học sinh khiến người thầy, cô vô cùng xúc động. Ở nơi đây vẫn lắng đọng biết bao tình cảm yêu thương và trách nhiệm đối với học trò. Chúng tôi luôn mong rằng các em sẽ cố gắng, nỗ lực hơn nữa để cuộc sống tốt đẹp hơn", cô Lý chia sẻ.

Cô Lý mong rằng, hàng năm sẽ có thêm nhiều hơn những cầu nối như Chương trình “Thay lời tri ân” để giáo viên có thêm động lực cống hiến cho ngành Giáo dục.

Dung Nguyễn

report

TS Nguyễn Phi Lê: Về nước tôi giúp được nhiều hơn cho sinh viên

Trong Chương trình, TS Nguyễn Phi Lê có những chia sẻ mong muốn đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Là sinh viên xuất sắc tại Đại học Tokyo, TS Nguyễn Phi Lê từ chối lời mời ở lại, trở về công tác tại ĐH Bách khoa Hà Nội và hiện đang đảm nhiệm vai trò là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về trí tuệ nhân tạo (BK.AI).

“Về nước mình sẽ làm được nhiều việc hơn, giúp được nhiều hơn cho sinh viên”. TS Nguyễn Phi Lê chia sẻ lý do mình quay trở về.

TS Nguyễn Phi Lê cho biết thêm, qua thời gian học tập tại Nhật Bản, tôi thấy rằng, kiến thức đại học chỉ là kiến thức cơ bản. Muốn làm chuyên gia lĩnh vực hẹp, nhất định phải học lên nữa. Ở Nhật Bản, rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học học lên thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, tỷ lệ học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ ở Việt Nam thấp, như vậy sẽ thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tôi mong được đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bằng việc khơi dậy nguồn cảm hứng cho sinh viên để học tiếp lên cao hơn, nghiên cứu khoa học.

Chia sẻ về công tác nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, TS Nguyễn Phi Lê cho rằng, nghiên cứu đòi hỏi đầu tư rất lớn về nhân lực, tài chính, chính sách.

“Chúng ta thiếu, nhưng nếu ngồi đợi đến đủ điều kiện mới làm thì sẽ bỏ lỡ cơ hội. Ngành trí tuệ nhân tạo thay đổi rất nhanh, nếu chỉ ở "ốc đảo", không kết nối sẽ chỉ ở phía sau. Nên mình giữ quan hệ với các bạn bè, đồng nghiệp khắp thế giới. Bạn bè của mình sẽ giúp đỡ các em sinh viên được làm việc trong môi trường tốt”, TS Nguyễn Phi Lê chia sẻ.

Hiếu Nguyễn

report

Học hỏi từ câu chuyện gieo mầm xanh của các đồng nghiệp

Cô Nguyễn Quốc Thư Trâm, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ngọc Lan (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) chia sẻ: "Là một cán bộ quản lý ở trường mầm non, tôi rất xúc động và khâm phục các thầy giáo mầm non ở huyện Bá Thước (Thanh Hóa). Các thầy chăm sóc trẻ rất khéo, không thua gì các cô giáo cả, thậm chí cách dỗ để trẻ ngừng khóc cũng rất riêng mà đôi khi các cô giáo của chúng tôi cũng không dỗ nhanh được như thế.

2 con của tôi cùng xem chương trình và ồ lên: “Công việc của mẹ vất vả hơn con hình dung nhiều”. Tôi càng hạnh phúc hơn khi nhận được sự sẻ chia và thấu hiểu của gia đình với công việc của mình.

Gia đình cô Nguyễn Quốc Thư Trâm cùng theo dõi chương trình Thay lời tri ân năm 2023

Gia đình cô Nguyễn Quốc Thư Trâm cùng theo dõi chương trình Thay lời tri ân năm 2023

Tôi cũng không giấu được nước mắt nghe những chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Như Yến (Gia Lai). Để lại đằng sau cánh cửa lớp những lo toan, bận bịu của cuộc sống thường nhật, cô Yến đã góp thêm một phần bé nhỏ như là cách để nhen lên trong các em học sinh vùng khó niềm tin và hy vọng vào những điều tốt đẹp ở đời để vững vàng đi tiếp trong cuộc hành trình chữ nghĩa.

Trên cả nước, vẫn còn nhiều đồng nghiệp âm thầm, lặng lẽ dành cả thanh xuân cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi hẻo lánh khó khăn. Đó cũng chính là những tấm gương sáng của ngành, truyền cảm hứng, tiếp thêm động lực để tôi tiếp tục yêu trò, yêu nghề.

Cảm ơn chương trình Thay lời tri ân đã giúp chúng tôi thêm tin yêu hơn vào con đường mà mình đã chọn, cho dù sự nghiệp giáo dục chưa bao giờ hết khó khăn".

Hà Nguyên

report

Văn nghệ

Thay lời tri ân 2023 - Tôi chọn nghề giáo ảnh 45

Bài hát: Bài ca người giáo viên nhân dân

Sáng tác: Hoàng Vân

Biểu diễn: Phương Nga và Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Nhóm múa MEC.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ