Thay đổi trọng lượng
Dù bạn có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đầy đủ nhưng vẫn không thể giữ được mức cân nặng ổn định thì nguyên nhân có thể là do căng thẳng.
Trạng thái tâm lý căng thẳng sẽ làm gia tăng sản xuất cortisol - hormone có nhiễm vụ ổn định sự trao đổi chất béo và carbohydrate và hỗ trợ lượng đường cần thiết trong máu.
Lượng cortisol cao sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn. Trong khi đó, cơ thể sản sinh ít testosterone và đốt ít calo hơn.
Đôi khi, căng thẳng và lo lắng cũng gây ra tình trạng sụt cân. Mức adrenaline trong máu thay đổi là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Adrenaline tăng tốc độ trao đổi chất, nhưng nó làm chậm sự bài tiết chất béo.
Rối loạn tiêu hóa
Serotonin là một hormone rất quan trọng kiểm soát tâm trạng con người. Tuy nhiên, 95% serotonin lại nằm ở hệ tiêu hóa chứ không phải não. Do đó, căng thẳng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Nó có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, ruột kích thích...
Các bệnh về da
Căng thẳng có thể dẫn tới bệnh vảy nến, mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác. Các nhà khoa học tại Trường Y Lewis Katz thuộc Đại học Temple (LKSOM) đã tiến hành nghiên cứu giữa các sinh viên và nhận thấy có mối liên hệ giữa tình trạng căng thẳng tâm lý với các bệnh về da.
Dễ xúc động
Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, phần phần nguyên thủy não bộ của bạn sẽ chiếm ưu thế kiểm soát. Điều này khiến bản dễ bị xúc động và khó kiểm soát cảm xúc cá nhân. Chỉ cần một vài điều nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng khiến bạn ức chế, nổi cáu.
Mất tập trung
Khi căng thẳng, mọi thứ xung quanh bạn sẽ trở nên hỗn loạn. Nó khiến bạn lo lắng và khó tập trung hơn vào một vấn đề nhất định. Kết quả là bạn khó hoàn thành công việc dù là đơn giản nhất.
Thậm chí căng thẳng còn ảnh hưởng đến khả năng lưu giữ thông tin mà bạn vừa nghe hay đọc được.