Thất bại với tham vọng “giết chết” Android, Cyanogen tuyên bố đóng cửa

Cyanogen mới đây công bố sẽ đóng cửa các dịch vụ cũng như các bản build nightly vào 31/12 tới.

Thất bại với tham vọng “giết chết” Android, Cyanogen tuyên bố đóng cửa

Những tháng vừa qua là những tháng đầy khó khăn cho Cyanogen, startup từng tham vọng phát triển một bản Android tốt hơn của Google. Công ty phải sa thải nhân viên, để CEO ra đi, và kết thúc mối quan hệ với 1 nhà đồng sáng lập.

Giờ đây, tình hàng càng tệ hơn nữa khi Cyanogen mới đây công bố sẽ đóng cửa các dịch vụ cũng như các bản build nightly vào 31/12 tới.

Thông tin này được Cyanogen công bố thông qua một bài đăng ngắn gọn trên blog cuối ngày thứ Sáu:

Trong nỗ lực tiếp tục củng cố Cyanogen, tất cả các dịch vụ và bản build nightly mà Cyanogen hỗ trợ sẽ dừng hoạt động từ ngày 31/12/2016. Dự án nguồn mở và mã nguồn vẫn sẽ tồn tại để bất kỳ ai muốn có thể xây dựng CyanogenMod cho dự án cá nhân.

Điều này có nghĩa là những người dùng các thiết bị chạy Cyanogen OS - như OnePlus One và Lenovo ZUK Z1 - giờ đây phải chuyển sang ROM CyanogenMod, một phần mềm không phải là sản phẩm thương mại và được quản lý bởi cộng đồng các nhà phát triển do cựu nhà đồng sáng lập Steve Klondik đứng đầu.

Thông báo trên cũng đồng nghĩa với việc, tham vọng lớn lao một thời của Cyanogen đã đi đến hồi kết. Cựu CEO Kirt McMaster của hãng này từng mạnh miệng tuyên bố rằng, công ty sẽ "bắn 1 viên đạn xuyên qua đầu Google", tuy nhiên, giờ đây Cyanogen sẽ chuyển dịch sang một hướng đi mới mà CEO mới là Lior Tal tin rằng sẽ hấp dẫn các OEM hơn.

Tal trước đây là COO của Cyanogen, mô tả về chương trình Cyanogen Modular OS rằng, nó "được thiết kế để đạt được mục tiêu ban đầu của một Android mở và thông minh hơn mà không bị hạn chế với yêu cầu phải có lớp Cyanogen OS đầy đủ". Nghe khá mơ hồ nhưng về cơ bản, giờ đây Cyanogen sẽ bỏ tham vọng "giết chết" Google và thay vào đó đó tìm cách thích nghi để tồn tại trong Google Android.

Phần mềm của Cyanogen trước khi bị đóng cửa cũng đã là một món hàng không hấp dẫn. Nó yêu cầu nhà sản xuất thiết bị phải từ bỏ hoàn toàn bản Android quen thuộc cũng như từ bỏ các dịch vụ của Google để sử dụng các giải pháp thay thế của chính Cyanogen. OnePlus, công ty smartphone Trung Quốc, là đối tác lớn nhất của Cyanogen, tuy nhiên đến cuối cùng thì hợp tác giữa 2 bên cũng đã kết thúc hồi năm ngoái.

Với việc các dịch vụ của Cyanogen sẽ bị đóng cửa, chiến dịch của Tal sẽ là chia tách những gì Cyanogen OS từng cung cấp để nó có thể phối hợp với các bản build Android thông thường và các dịch vụ gốc mà Google cung cấp trong các bản Android đó.

"Chương trình hợp tác mới sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất smartphone nhiều sự tự do hơn, nhiều cơ hội hơn để giới thiệu các mẫu smartphone Android thông minh, cho phép tuỳ biến bằng các phần khác nhau của Cyanogen OS.

Nhà sản xuất có thể tự do lựa chọn bản ROM phù hợp cho mình: hoặc dùng ROM Android gốc hoặc một dùng biến thể do chính họ phát triển" - Tal phát biểu khi lên làm CEO hồi tháng 10.

Cyanogen từng thu được tổng cộng 115 triệu USD đầu tư từ các nhà đầu tư gồm Andreessen Horowitz và Benchmark. CEO công ty cũng từng phát biểu hồi cuối tháng 11 rằng, Cyanogen "thu hút đầu tư tốt", thế nhưng thực tế có vẻ trái ngược với tuyên bố đó.

Ngay từ hồi tháng 6 năm nay, công ty đã phải cắt giảm nhân lực, gần đây phải đóng cửa văn phòng ở Seattle. Việc dừng cung cấp các dịch vụ là một động thái nữa của Cyanogen nhằm cắt giảm chi phí và giúp sản phẩm tương lai mà Cyanogen cung cấp trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các đối tác của hãng.

Thế nhưng câu hỏi đặt ra là Cyanogen liệu có thể cung cấp bất kỳ sản phẩm nào mà nhà sản xuất smartphone Android thực sự mong muốn và sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm đó hay không.

Theo ICT News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.