Tháo gỡ vướng mắc trong việc thành lập doanh nghiệp của các cơ sở GDNN

GD&TĐ - Chuyên gia kiến nghị giải pháp chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thành lập doanh nghiệp của các cơ sở GDNN ở Thủ đô.

Các đại biểu, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà giáo tham dự hội thảo.
Các đại biểu, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà giáo tham dự hội thảo.

Ngày 18/11, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) phối hợp với Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội tổ chức: “Hội thảo Đánh giá hiện trạng quy định pháp luật và đề xuất, kiến nghị giải pháp chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Hội thảo đã đánh giá được hiện trạng quy định pháp luật và đề xuất, kiến nghị giải pháp chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội có nguồn nhân lực có chất lượng cao, là trung tâm hội tụ nhân tài của cả nước; nơi tập trung đông đảo đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu của đất nước, với hệ thống các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học lớn nhất nước.

Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 80% số trường đại học, viện nghiên cứu của cả nước; 82% số phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; 65% số giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội…

Các ý kiến tham luận tại Hội thảo.
Các ý kiến tham luận tại Hội thảo.

Hà Nội được hưởng các chính sách ưu đãi đặc thù nổi trội, cho phép tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ mạnh mẽ phát triển toàn diện. Đây cũng là cơ hội riêng có do vị thế Thủ đô đem lại, rất thuận lợi cho sự phát triển.

Tuy nhiên hiện nay, yêu cầu phát triển Thủ đô rất cao: Thủ đô phải thành một thành phố kết nối toàn cầu, thành phố “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, đòi hỏi phải có nhiều đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức, để vừa phát huy được các yếu tố truyền thống, lại vừa hội nhập được với thế giới hiện đại đã rất phát triển. Mức độ cạnh tranh thu hút các nguồn lực, nhất là cạnh tranh thu hút nhân tài, để phát triển ngày càng gay gắt, đặc biệt là trong những lĩnh vực giáo dục.

NGƯT.TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội cho biết Việc triển khai thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thuộc thẩm quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội còn nhiều vướng mắc trong quy định pháp luật hiện hành.

NGƯT.TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội phát biểu.

NGƯT.TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội phát biểu.

Một số kết quả của các trường Đại học hiện nay là số lượng nhiệm vụ NCKH năm 2022 là 3.617 nhiệm vụ (cấp quốc gia: 02, cấp Bộ ngành 41, cấp tỉnh, thành phố 103, cấp cơ sở: 2.107); Số lượng các bài báo công bố khoa học trong nước, kỷ yếu, hội thảo khoa học có phản biện, các bài báo công bố quốc tế (ISBN, ISI, SCOPUS) là 10, số lượng các sản phẩm bằng phát minh, sáng chế 10 sản phẩm trong năm 2022

Số lượng các công trình ĐMST, chuyển giao công nghệ theo cấp độ số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 2020 – 2022 số lượng công trình DMST, chuyển giao công nghệ cấp Bộ ngành giảm, trong khi cấp tỉnh thành phố có những biến động tăng, giảm qua các năm và chủ yếu tập trung lớn ở cấp cơ sở (cấp trường) chiếm 79%.

Các công trình ĐMST, chuyển giao công nghệ theo loại hình, chủ yếu là đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức, đổi mới tiếp thị, các loại công trình khác: giai đoạn 2020-2022 có xu hướng tăng dần lên qua các năm, chủ yếu tập trung vào loại công trình đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, năm 2020 có 1.031 công trình, năm 2021 có 1.077 công trình và năm 2022 có 1.287 công trình.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả lớn nhưng sự phối hợp với doanh nghiệp còn chưa có tính hiệu quả cao. Doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều tới các ý tưởng, sản phẩm đang được nghiên cứu tại nhà trường. Một số sản phẩm được thực hiện dựa trên đặt hàng của các doanh nghiệp, tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở số lượng nhỏ lẻ, chưa có thể sản xuất đồng loạt. Trong khi ở các nước phát triển, trên 80% các sản phẩm, phát minh sáng chế được thực hiện trong các cơ sở đào tạo.

Tại hội thảo, NGƯT.TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã đề xuất 9 giải pháp, kiến nghị để xây dựng cơ chế, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo giúp thành lập các tổ chức doanh nghiệp được khởi nghiệp và phát triển.

Các chuyên gia, nhà giáo trình bày các tham luận nhằm nghiên cứu, rà soát cơ sở pháp lý để thành lập các Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp và các tổ chức hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xuân Son không dự Asian Cup 2027 vì chấn thương.

Xuân Son không dự Asian Cup 2027

GD&TĐ - Tiền đạo Nguyễn Xuân Son không có tên trong danh sách tuyển Việt Nam tập trung đầu tiên sau Tết Nguyên đán 2025.