Thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh còn nhiều bất cập

Thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh còn nhiều bất cập
Thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh còn nhiều bất cập

Người dân chưa quen với thanh toán điện tử

Thời gian qua, ngành y tế đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người dân trong lĩnh vực hành chính công, lĩnh vực khám, chữa bệnh, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe và trong công tác đào tạo nhân lực y, dược. Đây cũng là nền tảng để triển khai thanh toán điện tử đối với các dịch vụ hành chính công, viện phí và học phí.

Tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chỉ ra, hiện nay việc thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như: Người dân đến khám chữa bệnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ, các ứng dụng di động để thanh toán;

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 50% dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ thanh toán điện tử; chưa có nhiều giải pháp thanh toán viện phí cho các cơ sở y tế tại vùng sâu, vùng xa, miền núi; Người dân nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích, ý nghĩa thanh toán không dùng tiền mặt của bệnh viện nên tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt hiện còn thấp.

Bên cạnh đó kết nối giữa phần mềm ngân hàng, các trung gian thanh toán với hệ thống thông tin bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn; phí thanh toán các giao dịch không dùng tiền mặt còn cao và bệnh viện chưa có các cơ chế chi trả phí.

Phát hành thẻ khám bệnh thông minh

Làm Thẻ khám bệnh thông minh cho người dân
Làm Thẻ khám bệnh thông minh cho người dân 

Trao đổi về vấn đề làm thế nào để thực hiện thanh toán KCB bằng điện tử, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT – Bộ Y tế cho biết: Một trong những giải pháp để thực hiện thanh toán điện tử là việc phát hành thẻ thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Đây là loại Thẻ khám bệnh thông minh – chương trình một thẻ quốc gia do bộ Công thương phát hành hoặc thẻ liên danh giữa bệnh viện và ngân hàng phát hành.

Trên thẻ được tích hợp các thông tin của người bệnh, giúp các lần tái khám sẽ được nhanh chóng và thuận lợi. Thẻ được phát hành ngay tại bệnh viện và được liên kết với Mã bệnh nhân. Sử dụng thẻ khám bệnh thì việc thanh toán được thực hiện ngay tại Phòng bác sĩ hoặc Phòng Cận lâm sàng.

Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân không phải xếp hàng thanh toán nhiều lần. Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân giữ lại Thẻ khám bệnh để sử dụng khi tái khám. Khi bệnh nhân đến khám lần đầu tiên tại bệnh viện, nạp một số tiền nhất định sẽ được tạo lập một thẻ thanh toán khám, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, thậm chí có thể rút tiền tại cây ATM như các thẻ ngân hàng thông thường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.