Thanh niên Trung Quốc sống khỏe bằng ăn cháo, ngâm chân

GD&TĐ - Ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc tìm đến các phương thức chăm sóc sức khỏe cổ truyền như ngâm chân nước nóng hoặc ăn canh.  

Thanh niên Trung Quốc sống khỏe bằng ăn cháo, ngâm chân

Cách đây ba năm, Tian Rui (Trung Quốc) phải nằm viện hai tuần sau khi ngất xỉu trên cầu thang. Cô được chẩn đoán thiếu máu và viêm amiđan.

Coi sự cố như lời cảnh tỉnh, Tian lập tức thay đổi lối sống. Thay vì đi chơi với bạn bè đến 5h sáng và bỏ ăn, cô nhân viên văn phòng 22 tuổi giờ đây chăm chỉ nấu các món cháo, súp bổ dưỡng và luôn đi ngủ trước 22h30. Để cải thiện tuần hoàn máu, Tian ngâm chân bằng nước ấm pha ngải cứu và hồng hoa. Mỗi ngày, cô còn tập chạy ở phòng gym. 

"Bạn bè gọi tôi là cụ già vì tôi không ra ngoài nhậu với họ lúc nửa đêm nữa", Tian cười. "Nhưng nhờ thế tôi thấy khỏe khoắn từ trong ra ngoài". 

Tian Rui lựa chọn cách sống như người già để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: SCMP.

Tian Rui lựa chọn cách sống như người già để bảo vệ sức khỏe.

Theo SCMP, ngoài Tian, giới trẻ Trung Quốc ngày càng quan tâm đến sức khỏe. Các biện pháp như ngâm chân nước nóng vốn bị coi là dành riêng cho người trung niên nay trở thành xu hướng. 

Yvonne Li, sinh viên năm hai ở Hồ Nam thường xuyên tự chuẩn bị súp nấm hạt sen, món ăn được đông y coi là tốt với dạ dày và làn da. "Tôi đã ăn món súp này hai tháng rồi. Không chỉ da đẹp lên, các cơn đau bụng kinh nguyệt cũng biến mất", Li khẳng định. Ngoài súp nấm hạt sen, thiếu nữ còn bổ sung quả chà là, mè đe, đỗ đen, quả óc chó vào thực đơn.

Bên cạnh cháo và súp, trà kỷ tử bổ gan, thận cũng được giới trẻ ưa chuộng. Ngày Lễ Độc thân 11/11/2017, có tới 197 tấn kỷ tử được bán hết trong vỏn vẹn một giờ đồng hồ.

Trên mạng xã hội, chống lão hóa và tăng cường năng lượng là chủ đề thu hút sự quan tâm, đặc biệt với người độ tuổi 20. Ngay cả các ngôi sao nổi tiếng như Phạm Băng Băng cũng tham gia bàn luận và chia sẻ bí quyết dùng trà ý dĩ giúp cơ thể khỏe mạnh.

Lý giải hiện tượng trên, các chuyên gia cho rằng áp lực công việc, học tập cùng cơ hội tiếp xúc thông tin sức khỏe đã khiến thanh niên Trung Quốc dần thay đổi. Mức sống tăng cũng khiến họ chú trọng hơn đến thể chất. 

"Ngày nay, các sinh viên thường tránh xa đồ uống có đường. Họ còn đề nghị căng tin trường bán gạo nguyên cám", Fan Zhihong, giáo sư khoa học dinh dưỡng tại Đại học Nông nghiệp, tiết lộ.

Tuy nhiên, không phải xu hướng chăm sóc sức khỏe nào cũng hiệu quả và được khoa học chứng minh. Ví dụ, kỷ tử chứa lutein, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt nhưng chưa biết tác động như thế nào lên các cơ quan khác. Nhiều phụ nữ bị lạnh tay, chân thường chọn ngâm nước nóng trong khi triệu chứng này có thể xuất hiện do thiếu máu hay huyết áp thấp. 

"Tốt nhất, bạn hãy xác định gốc rễ của vấn đề rồi điều chỉnh chứ đừng mải mê chạy theo xu hướng", bà Fan khuyên. 

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mùa hoa cải thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12…

Rực rỡ hoa cải vàng khoe sắc bên sông

GD&TĐ - Mùa này, những cánh đồng cải vàng ven dòng sông Đuống, ở các thôn: Chi Đông, Chi Nam, Gia Lâm (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội), đang bung nở rực rỡ.

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.