Thanh Hóa: Điều tra vụ cán bộ làm giả hồ sơ rút hàng trăm triệu tiền bảo vệ rừng

GD&TĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo xem xét việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định vụ việc sai phạm trong việc làm hồ sơ, mạo chữ ký để nhận tiền khoán bảo vệ rừng xảy ra tại xã Sơn Hà (huyện Quan Sơn).

Thanh Hóa: Điều tra vụ cán bộ làm giả hồ sơ rút hàng trăm triệu tiền bảo vệ rừng

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa chỉ đạo: Trong quá trình xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân nếu có cơ sở xác định hành vi cố ý làm trái, vụ lợi cá nhân thì yêu cầu giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò báo cáo, đề xuất xem xét việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định. 

Đồng thời, thu hồi hơn 146 triệu đồng tiền khoán bảo vệ rừng (do ông Vi Hồng Thấm trích lại) sử dụng sai mục đích nộp vào ngân sách Nhà nước chờ giải quyết.

Như báo Giáo dục và Thời đại đã đưa tin, qua điều tra, thanh tra huyện Quan Sơn đã tiến hành làm rõ sai phạm của ông Vi Hồng Thấm – Chủ tịch UBND xã Sơn Hà đã mạo chữ ký của 12 hộ dân để nhận số tiền 292.320.000 đồng tiền khoán bảo vệ rừng (từ năm 2010-2012). 

Sau khi nhận tiền, ông Thấm trích lại 50% số tiền cho Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa) đóng trên địa bàn xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn. 

Số tiền còn lại ông Thấm thừa nhận sử dụng số tiền vào mục đích cá nhân và mục đích khác sai quy định

Trước đó, Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Sông Lò đã thực hiện Dự án 661 do tỉnh Thanh Hóa giao trên phần diện tích rừng do UBND xã Sơn Hà quản lý. 

Khi triển khai dự án trên, cán bộ của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò chịu trách nhiệm làm hồ sơ, lập danh sách các hộ tại xã Sơn Hà nhận khoán bảo vệ rừng. 

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện có 5/12 hộ dân có tên trong danh sách nhận khoán bảo vệ rừng, không có hộ khẩu tại xã Sơn Hà.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.