Thận trọng khai thác du lịch hang động

GD&TĐ - Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, nhiều hang động tự nhiên của nước ta đang được đưa vào khai thác du lịch, được đánh giá cao về tiềm năng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi khai thác, việc gắn phát triển du lịch với giữ gìn và bảo vệ sự nguyên bản của hệ thống thắng cảnh hang động khỏi nguy cơ bị con người tàn phá là vấn đề nan giải.

Vẻ đẹp có một không hai ở hang Sơn Đoòng
Vẻ đẹp có một không hai ở hang Sơn Đoòng

Điểm đến mới lạ

“Chinh phục Sơn Đoòng - Hang động lớn nhất thế giới” đang được đánh giá là một trong những tour du lịch đẳng cấp, hấp dẫn nhất trên thế giới hiện nay và nó cũng chính là “bảo bối” của “công nghiệp không khói” Quảng Bình vốn đang nhiều tiềm năng.

Gần đây, Công ty lữ hành Oxalis đã đề xuất và được UBND tỉnh Quảng Bình đồng ý cho thử nghiệm lắp thang

inox để du khách vượt “bức tường Việt Nam”. Theo kế hoạch, đơn vị này sẽ đưa du khách vào hang Sơn Đoòng bằng đường bộ với quy định mỗi tour không quá 10 người và mỗi tháng không quá 8 tour; các du khách chỉ đến được dưới chân khối thạch nhũ lớn mang tên “Bức tường Việt Nam” cao 90m chắn lối ra cửa sau của hang Sơn Đoòng và quay lại bằng lối cũ.

Sau khi dư luận bày tỏ lo lắng việc “vượt tường” có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu tạo địa chất, lãnh đạo Bộ VH-TT&DL đã yêu cầu UBND tỉnh Quảng Bình kiểm tra và báo cáo, nếu đúng như thông tin phản ánh thì tạm dừng thi công.

Tuy nhiên, việc có đưa tuyến thám hiểm mới tại hang Sơn Đoòng vào khai thác hay không, tất nhiên sẽ chờ ý kiến từ UBND tỉnh Quảng Bình, tiếp đó là kết luận từ Bộ VH-TT&DL và các cơ quan chức năng. Di sản hang Sơn Đoòng là món quà của thiên nhiên cần khai thác để phục vụ lợi ích cộng đồng, nhưng khai thác thế nào để bảo đảm sự phát triển bền vững và không xâm hại di sản lại là bài toán cần cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng.

Khai thác gắn với bảo tồn

Có thể nói thiên nhiên đã ưu đãi cho nước ta tiềm năng du lịch vô giá, đó là hệ thống hang động kỳ vĩ như động Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường, hang Tối ở Quảng Bình, hang động ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), chùa Hương (Hà Nội), động Nhị Thanh, động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Xá Nhè, Pa Thơm, Chua Ta (Điện Biên); Hệ thống hang động núi lửa ở Krông Nô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông… Những hệ thống hang động này đang mở ra tiềm năng to lớn trong phát triển các hoạt động du lịch ở nước ta.

Tuy tiềm năng hấp dẫn, triển vọng là vậy, song để loại hình du lịch hang động của nước ta thực sự trở thành một tour du lịch chủ đạo, ấn tượng thì nhất thiết cần có sự quan tâm nghiên cứu, đầu tư nhiều hơn nữa của các cấp, ngành hữu quan trong công tác khai thác và phát huy hiệu quả các điểm di tích, danh thắng hang động này.

Có thể nói, thám hiểm hang động là loại hình du lịch đặc thù, vì thế khi đưa vào khai thác du lịch phải đảm bảo được các yếu tố như môi trường sinh thái, an ninh quốc gia. Nếu không có biện pháp khai thác hiệu quả, những “viên ngọc” quý giá này có thể bị phá hủy trong chốc lát. Khi hàng triệu người cùng đến thám hiểm hang động thì môi trường hoang sơ liệu có còn hay sẽ bị hủy hoại hay không?

Các loài sinh vật vốn xưa nay quen sống trong bóng tối hang động - những viên “ngọc động”, tinh thể canxi được hình thành từ dòng sông ngầm cả triệu năm liệu có còn khi phải đối mặt với những du khách thô bạo thích viết, vẽ lên di sản. Hang động này là một vật phẩm quý giá mà thiên nhiên ban tặng, vì vậy phải có biện pháp bảo tồn, giữ nguyên trạng kỳ quan để phát triển lâu dài chứ không thể phát triển du lịch theo kiểu ăn xổi.

Thiết nghĩ, để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, công tác quản lý hoạt động kinh doanh du lịch phải hết sức chú trọng, nhất là việc nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện môi trường du lịch. Với nhiều biện pháp như thiết lập mạng lưới giáo dục môi trường trong cộng đồng thông qua các cấp hội và đoàn thể địa phương, thành lập các câu lạc bộ bảo tồn thiên nhiên tại những xã vùng đệm, xuất bản, phát hành ấn phẩm các loại để tuyên truyền rộng rãi cho người dân, khách du lịch và học sinh... góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.