'Thần đèn' di chuyển ngôi chánh điện nặng 1.000 tấn ở cổ tự Diệu Đế, Tp Huế.

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Chùa Diệu Đế là ngôi cổ tự trăm năm tuổi, được xây dựng thời vua Thiệu Trị. Đến nay, phần chánh điện của chùa đã xuống cấp nghiêm trọng.

Các thanh ván gỗ được công nhân lắp dưới đất để kéo chánh điện nặng gần 1.000 tấn.
Các thanh ván gỗ được công nhân lắp dưới đất để kéo chánh điện nặng gần 1.000 tấn.

Thay vì phá dỡ chánh điện cũ như ý định trước đây, nhà chùa đã mời “thần đèn” Nguyễn Văn Cư di dời vị trí ngôi chùa này.

Việc khó đã có… “thần đèn”

Chùa Diệu Đế tọa lạc bên bờ sông Hộ Thành (hay còn gọi là sông Gia Hội, hoặc sông Đông Ba) trên đường Bạch Đằng, gần cầu Gia Hội (TP Huế). Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Huế. Khuôn viên chùa rộng khoảng 2.500m2, chánh điện cũ ước tính nặng khoảng 1.000 tấn. Đây là nơi hoàng tử Miên Tông (tức vua Thiệu Trị là con vua Minh Mạng) ra đời vào năm 1807. Đến năm 1844, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng ngôi chùa này và đặt tên là Quốc tự Diệu Đế.

Theo “thần đèn” Nguyễn Văn Cư, Giám đốc Công ty TNHH Xử lý lún nghiêng Nguyễn Văn Cư (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh), chánh điện của chùa di dời nặng khoảng 1.000 tấn này sẽ tiến hành dịch chuyển 18m so với vị trí ban đầu, bắt đầu di chuyển vào ngày 13/9 và dự kiến kết thúc vào ngày 18/9, mỗi ngày có thể dịch chuyển được 4m.

Để di dời chánh điện, trước đó ông Cư đã đưa ra nhiều phương án khác nhau nhằm bảo đảm an toàn cũng như giữ được hiện trạng của chánh điện. Cuối cùng, “thần đèn” đã chọn phương án đào sâu xuống phần móng chánh điện và tiến hành đổ hệ đà bằng bê tông, kết nối với sắt thép để tạo nên kiên cố, công việc này đã được thực hiện liên tục và hoàn thành xong trước đó 2 tháng.

Sau khi đổ đà bê tông dưới móng xong, các công nhân cho hệ thống máy móc nâng chánh điện lên rồi đưa hệ thống ván gỗ và con lăn vào trước khi dùng ben chịu lực để kéo.

“Việc di chuyển chánh điện sẽ do 10 công nhân và 2 người vận hành máy móc thực hiện. Sau khi di chuyển được 18m, chúng tôi sẽ dùng ben thủy lực để nâng độ cao toàn bộ chánh điện lên 15cm.

Lúc bắt đầu thực hiện di dời, tôi đã thấy có những vết nứt trên tường, vì vậy mỗi lần kéo xong, tôi sẽ trực tiếp kiểm tra và nếu những chỗ nào có sự cố nữa thì sẽ khắc phục gia cố lại ngay. Hiện nay, việc di dời đã tiến hành thuận lợi và di chuyển được khoảng 7m”, ông Cư cho hay.

Bảo tồn tranh quý trên trần chánh điện

Bức tranh trần “Long vân khế hội” và bốn con rồng quấn quanh bốn cột trụ lớn bên trong chánh điện được xác nhận là bức tranh vẽ trên trần cổ và xưa nhất Việt Nam.

Bức tranh trần “Long vân khế hội” và bốn con rồng quấn quanh bốn cột trụ lớn bên trong chánh điện được xác nhận là bức tranh vẽ trên trần cổ và xưa nhất Việt Nam.

Việc di chuyển trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó có việc đảm bảo giữ nguyên các công trình kiến trúc phía trong, phần quan trọng nhất là giữ nguyên được 3 bệ thờ Phật và bức tranh “Long vân khế hội” được vẽ trên trần chánh điện.

“Long vân khế hội” (hay còn gọi là Cửu Long Ẩn Vân), đây là bức tranh được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục “Bức tranh vẽ trên trần chánh điện xưa và lớn nhất Việt Nam”, vào tháng 3/2008.

“Long vân khế hội” là bức tranh vẽ 5 con rồng uốn lượn, ẩn hiện trong các tầng mây trên tầng điện Đại Giác chùa Diệu Đế và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn. Bức tranh có chiều dài khoảng 10m và chiều rộng khoảng 11m.

Hình tượng rồng được vẽ nhiều đường cong uốn lượn, đầu to và tròn, mắt to, mũi mở, miệng lớn, răng cửa nhọn, thân dài, có vảy nhiều màu và móng rất sắc, thể hiện sự uy nghiêm của bậc quyền uy.

Nhiều ý kiến cho rằng, bức tranh này do nghệ nhân cung đình Phan Văn Tánh vẽ vào năm 1953. Tuy nhiên, hiện nay chưa có tư liệu nào xác thực chính xác về sự việc này, do đó bức tranh này vẫn còn là ẩn số về danh tính tác giả.

Ngoài bức tranh trần “Long vân khế hội”, bên trong chánh điện thờ tượng Tam Thế Phật ở giữa, xung quanh là các tượng A-Nan, Ca-Diếp, Di Lặc, Chuẩn Đề Phật và một số vị Thánh, Phật khác. Sát vách bên trái còn có khám thờ vua Thiệu Trị và một vài công chúa, hoàng tử.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.