Duy trì bền vững
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) đã trở thành một cuộc vận động có tính lan tỏa sâu rộng, góp phần huy động sự tham gia của người dân và nguồn lực xã hội hóa.
Đặc biệt, nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn, nhất là đối với tiêu chí giáo dục, là một trong những tiêu chí then chốt để thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.
Có thể nói, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã nỗ lực tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực và tăng cường công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo, huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, đã có 128/139 xã đạt tiêu chí trường học (92,1%) đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; có 136/139 xã đạt tiêu chí Giáo dục (97,8%) nâng cao đời sống vật chất và tinh thần phổ cập giáo dục, mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 trở lên, xóa mù chữ,… chất lượng phổ cập được củng cố, duy trì và nâng cao.
Hệ thống các trường học trên địa bàn giúp cải thiện đáng kể về điều kiện như: đầu tư cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị trường lớp cơ bản đủ các phòng học, phòng chức năng,.. chất lượng dạy học đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở giáo dục, chất lượng giáo dục cũng được quan tâm thực hiện. Các cấp đã kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập và phổ cập giáo dục.
Tổ chức tổng điều tra trình độ dân trí toàn dân vào tháng 9 hàng năm, nắm bắt thực trạng về trình độ dân trí để thực hiện phổ cập giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tạo phong trào toàn dân chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT nói chung.
Đảm bảo toàn hệ thống
Năm 2020 là năm hoàn thành thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. Theo đó, kết quả đạt được là sự nỗ lực, phấn đấu, điều hành quyết liệt và năng động của Đảng bộ, chính quyền các cấp, nhất là phát huy sức sáng tạo, tinh thần cộng đồng của nhân dân, nông thôn Thái Nguyên.
Phát động “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc” và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, nâng cao nhận thức để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu đầy đủ bản chất nhân văn của xây dựng NTM, quán triệt và cụ thể hóa tư tưởng.
Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ, hộ nông dân, hợp tác xã trực tiếp tham gia phong trào xây dựng NTM ở các cấp với 3.141 lớp tập huấn, đào tạo về các nội dung chương trình NTM, thu hút 171.136 lượt cán bộ, công chức các cấp..; trong đó có cả nội dung tập huấn, đào tạo giáo viên nguồn, quy hoạch, lập đề án xây dựng NTM…
Để triển khai tốt Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2020-2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu có 95% số xã trở lên được công nhận đạt chuẩn NTM theo hướng phát triển nhanh, bền vững, thực hiện sự trở thành miền quê đáng sống.
Đến nay, toàn tỉnh bình quân tiêu chí theo Bộ tiêu chí về xã NTM đạt 18,5 tiêu chí/ xã; các công trình hạ tầng thiết yếu (trường học, trạm y tế, giao thông, điện, nước) đảm bảo tính kết nối, đồng bộ, liên thông, được khai thác, sử dụng hiệu quả, phấn đấu thu nhập bình quân của người dân đến năm 2025 tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.
Trên cơ sở đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn tới là chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững; xóa bỏ hoàn toàn nghèo đói cho tất cả mọi người ở mọi nơi, nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo việc làm đầy đủ cho tất cả mọi người.