Sự việc bắt nguồn từ việc bài báo “Vụ “ăn chặn” chế độ của bệnh nhân tâm thần (Thái Nguyên): Cần phải xử lý nghiêm!” đã phản ánh việc một số cán bộ lãnh đạo tại Trung tâm Tâm thần kinh và Phục hồi chức năng Thái Nguyên nhiều năm bòn rút khẩu phần ăn của bệnh nhân thông qua việc mua thực phẩm đầu vào sau đó khai tăng số lượng và giá trị lên để hưởng chệnh lệch.
Việc làm này đã bị phát giác và có đơn tố cáo tới các cơ quan báo chí. Qua thông tin báo chí phản ánh, ông Bùi Tuấn Thịnh, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên lập tức ký văn bản thành lập đoàn kiểm tra, xác minh nội dung thông tin và trả lời báo chí.
Tuy nhiên, số tiền mà đoàn kiểm tra, xác minh phát hiện chỉ có trên 451 triệu đồng, sau hơn 1 năm bòn rút. Ông Tạ Hồng Sơn, trưởng phòng TC-HC của trung tâm chính là “tác giả” vụ chế biến sổ sách rút tiền chênh lệch. Ông Dương Xuân Hưng, giám đốc là kẻ chủ mưu, đồng lõa và bao che cho sai phạm bằng việc ký hợp thức hóa đơn, chứng từ để nhân viên dễ dàng đi rút tiền ngân sách nhà nước chia nhau.
Vợ bán lợn hơi vào cơ quan không qua cân được chồng ký phiêu chi thanh toán |
Ngoài ra, ông Dương Xuân Hưng còn tự tung tự tác để vợ nhập lợn hơi với số lượng lớn, không qua cân sau đó ký thanh toán theo đề nghị với số tiền mỗi lần lên tới vài trăm triệu đồng.
Bất bình trước sự việc làm sai trái trên, bị cáo N.T.T đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan báo chí. Trước đó, vào năm 2000, khi ông Phạm Văn Mạnh còn là nhân viên bảo vệ của trung tâm, ông đã phát hiện ra nhiều việc làm gian dối của lãnh đạo trung tâm như việc giò bì biến thành giò lụa, thịt gà 27kg thì 10kg nước, quần áo tư trang của bệnh nhân bị bớt xén trắng trợ...
Nhằm ngăn chặn những việc làm khuất tất của lãnh đạo trung tâm, nhiều lần ông Mạnh đã phản ánh trực tiếp tới lãnh đạo sở và các cơ quan chức năng của tỉnh nhưng rồi ông đã nhận ngay được một bản quyết định cho thôi việc với lý do để mất mấy chiếc xoong nồi của bếp ăn trong ca trực.
Chế biến thịt mỡ cho bữa ăn của bệnh nhân |
Để làm đẹp cho bản QĐ 508/2008/QĐ-LĐTBXH buộc ông Mạnh thôi việc, bà Nguyễn Thị Hằng, lúc đó nguyên là Giám đốc Sở Lao động TB&XH đã không ngần ngại chỉ đạo trích dẫn căn cứ để đưa vào QĐ cho thêm phần “hoành tráng”.
Trong đó, có nội dung “vi phạm Điều 117 của Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, khi kiểm tra, ông Mạnh phát hiện ra đây là “tội lây nhiễm HIV cho người khác”, trong khi ông chỉ để mất mấy chiếc xoong nồi.
Cầm quyết định buộc thôi việc, ông Mạnh đã phải lao tâm khổ tứ đâm đơn khởi kiện ra tòa đòi lại công lý, tòa đã nhiều lần hòa giải khuyên ông “không nên …và rút đơn” tuy nhiên tòa sơ thẩm đã buộc phải xử và xử ông thua kiện.
Hành trình đi kiện kéo dài nhiều năm từ cấp sơ thẩm, phúc thẩm đến tối cao, rồi lại quay về sơ thẩm xét xử cho đến khi ông đủ tuổi về hưu thì tòa tuyên ông thắng kiện, buộc Sở LĐTB&XH bồi hoàn số tiền buộc ông thôi việc trước thời hạn và hủy bỏ 03 bản QĐ sai trai của bà giám đốc đã ký trước đó.
Từ khi ông Mạnh bị buộc thôi việc, bài học nhãn tiền vẫn còn nguyên giá trị, sẽ chẳng có ai còn dám tố cáo nữa, việc bớt xen khẩu phần ăn của bệnh nhân tâm thần vẫn không hề thuyên giảm và ngày một tăng thêm, “ăn không từ thứ gì” của bệnh nhân từ mớ rau, cân củ đậu cũng khai tăng để lấy tiền chênh lệch, nhập lợn hơi số lượng lớn bán cho công đoàn tăng gia nhưng thực chất là phục vụ lợi ích “bỏ túi” của vợ chồng ông giám đốc.
Còn tiếp