Trong đó, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn cách phát hiện, các biện pháp phòng, chống bệnh cúm cho toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh, Sở GD&ĐT cũng nhấn mạnh việc hướng dẫn học sinh giữ ấm cơ thể, ăn uống hợp lý tăng cường sức đề kháng; có thể chủ động tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, nhất là với người từng có bệnh về đường hô hấp.
Cử cán bộ đầu mối theo dõi, báo cáo thông tin về bệnh cúm; bố trí phòng riêng để sẵn sàng khám phân loại, cách ly khi có người bệnh nghi cúm.
Thường xuyên vệ sinh trong trường học, lóp học, đảm bảo phòng học thoáng và ấm, tránh gió lùa.
Các trường học có người bệnh phải thường xuyên cập nhật, phối hợp với y tế địa phương để tổ chức khám sàng lọc, phân loại bệnh; hướng dẫn cách ly điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho người bệnh; tránh hoang báo dịch gây hoang mang trong trường và cộng đồng.
Đối với các trường học có dịch cúm, Sở GD&ĐT yêu cầu thông tin tình hình dịch bệnh tới giáo viên và học sinh trong trường; giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm các lớp hàng ngày cập nhật danh sách và tình hình học sinh có ốm báo cáo về cán bộ đầu mối thu thập, báo cáo các thông tin của nhà trường để phối hợp với cán bộ y tế địa phương khám, sàng lọc, phân loại bệnh.
Bố trí phòng khám riêng tại trường để cho cán bộ y tế khám sàng lọc người bệnh và chuẩn bị các điều kiện khác sẵn sàng chăm sóc sức khỏe học sinh trong công tác y tế.
Tạm thời không tổ chức các hoạt động tập trung đông người (như tập trung dười cờ...); không tổ chức các buổi học ngoại khóa.
Tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch trong nhà trường theo hình thức như phát thanh trong nhà trường, văn bản, tờ rơi, thông tin trên lớp học (không tập trung toàn trường). Thông tin tới các gia đình học sinh để phối hợp giám sát, phát hiện cách ly, xử lý người bệnh và tránh gây hoang mang…
Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với Sở Y tể kiểm tra, đôn đốc, giám sát các hoạt động phòng chống dịch cúm A trong các nhà trường.