Theo cổng thông tin Military Watch, phiên bản mới nhất của H-6N có động cơ mới, mạnh hơn, hệ thống điện tử hàng không được nâng cấp, tầm bay xa hơn, tải trọng lớn hơn cũng như ít cần bảo trì hơn.
Military Watch cho biết tên lửa đạn đạo CH-AS-X-13 được cho là có nguồn gốc từ tên lửa đạn đạo mặt đất DF-21, hiện đang phục vụ trong quân đội Trung Quốc. Tên lửa này có tầm bắn khoảng 1.800km, trong khi đó máy bay ném bom H-6N có khả năng vượt qua chặng đường 6.000km. Tuy nhiên, dù kết hợp lại, vũ khí này cũng chưa thể với tới Mỹ.
Việc máy bay ném bom H-6N được trang bị tên lửa có tầm xa giới hạn này chỉ mang tính chiến thuật hơn là chiến lược. Xem xét học thuyết quân sự của Trung Quốc thì tên lửa CH-AS-X-13 này có thể không phải là phương tiện hạt nhân.
Các máy bay ném bom chiến lược của Nga và Mỹ như D-2 Spirit và Tu-160 Blackjack có khả năng bay tới một lục địa khác, nhưng máy bay Trung Quốc thì không thể. Tức là nó không thể tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân vào lục địa vốn là mục tiêu chính của chiến lược đánh chặn mà Trung Quốc đưa ra.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng khả năng nhắm vào các mục tiêu có tốc độ siêu thanh Mach 10 với độ chính xác cao của tên lửa này có thể phá hủy một siêu chiến đấu cơ Mỹ chỉ bằng một cuộc tấn công – Viện Hải quân Mỹ cho biết.
Do đó, tuy H-6N cung cấp thành phần thứ 3 cho bộ 3 hạt nhân của Trung Quốc, nhưng PLA vẫn không có một phương tiện hiệu quả để tiến hành các cuộc tấn công trên không tầm xa vốn cần thiết để tạo thành công cụ răn đe chiến lược. Khả năng này chỉ Nga và Mỹ có.
Tuy vậy, việc tạo ra các tên lửa đạn đạo phóng từ trên không có thể góp phần phát triển các máy bay có khả năng tấn công hạt nhân chiến lược, đặc biệt là trong bối cảnh dự án máy bay ném bom tàng hình H-20 có tầm xa liên lục địa – Military Watch cho biết.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra, những máy bay ném bom mới được trang bị tên lửa hạt nhân tầm trung đã cung cấp cho bộ 3 hạt nhân của PLA thành phần thứ 3, cùng với các tên lửa phóng từ mặt đất và tàu ngầm.