Giới phân tích cho rằng các nhà lãnh đạo hai nước có thể ký kết một số thỏa thuận về hợp tác song phương, trong đó bao gồm các hợp đồng mua vũ khí do Ấn Độ sản xuất, chẳng hạn như tiêm kích đa năng Tejas, radar và hệ thống phòng không tầm ngắn Akash.
Trang Defense Express bình luận rằng tin tức về việc Ấn Độ có thể trở thành nhà cung cấp các hệ thống phòng không cho Ai Cập tỏ ra khá thú vị.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, hệ thống phòng không Akash có tầm bắn lên tới 30 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu 18 km, trọng lượng của tên lửa là 720 kg, mang theo đầu đạn nặng 60 kg.
Akash đã được Quân đội Ấn Độ đưa vào sử dụng từ năm 2015, hiện tại có khoảng 50 tổ hợp đang phục vụ, vũ khí này được phát triển đặc biệt để thay thế 9K33 Osa và S-125M Pechora-M do Liên Xô chế tạo.
Trong trường hợp Ai Cập thực sự muốn mua hệ thống phòng không Akash của Ấn Độ, thì nhiều khả năng nước này sẽ thay thế số lượng lớn các tổ hợp S-125M và S-125-2M hiện có (150 bệ phóng), hoặc đối tượng bị thanh lý sẽ là S-75 Dvina của họ (200 bệ phóng vẫn đang phục vụ).
Các tổ hợp S-75 Dvina và S-125 Pechora từ thời Liên Xô có thể được Ai Cập thay thế bằng Akash. |
Thực hiện các thỏa thuận mua bán vũ khí được xem như biện pháp nhằm nâng cao hợp tác thương mại Ấn Độ - Ai Cập.
Hiện kim ngạch thương mại giữa hai nước mới đạt 3 tỷ USD, nhưng có triển vọng tăng lên 12 tỷ USD vào năm 2025.
Đồng thời Cairo hy vọng rằng các doanh nghiệp Ấn Độ sẽ đầu tư tới 20 tỷ đô la vào năng lượng tái tạo. Đồng thời, bản thân New Delhi cũng thu được lợi nhuận từ thực tế là một phần đáng kể trong số 200 tỷ đô la hàng hóa xuất khẩu của nước này đi qua Kênh đào Suez, thuộc sở hữu của Ai Cập.
Việc Ấn Độ cung cấp vũ khí cho Ai Cập theo nhận xét cũng là gián tiếp đảm bảo an ninh cho chính mình, bởi sẽ giữ ổn định cho tuyến vận tải biển huyết mạch.