Mỹ sẽ có tên lửa đánh chặn 'đặc trị' vũ khí siêu thanh Nga?

GD&TĐ - Nguy cơ từ vũ khí siêu thanh của Nga khiến Mỹ phải khẩn trương phát triển tên lửa đánh chặn thế hệ mới.

Mỹ cần nhanh chóng có phương tiện đủ sức bắn hạ vũ khí siêu thanh của các đối thủ tiềm tàng.
Mỹ cần nhanh chóng có phương tiện đủ sức bắn hạ vũ khí siêu thanh của các đối thủ tiềm tàng.

Hoa Kỳ sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển một loại tên lửa đánh chặn thế hệ tiếp theo đầy hứa hẹn, trang Breaking Defense cho biết.

Theo nguồn tin riêng, Ủy ban quân lực của Hạ viện Mỹ đang thúc đẩy sáng kiến ​​này.

Tên lửa đánh chặn mới sẽ phải sở hữu khả năng tiên tiến để vô hiệu hóa vũ khí siêu thanh của những đối thủ tiềm năng. Giới phân tích cho rằng hệ thống mới sẽ bắn hạ các mục tiêu siêu thanh trước khi chúng "bắt đầu cơ động".

Ngoài ra, các nghị sĩ Mỹ cũng yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa Lực lượng Không gian với các cơ quan dân sự để theo dõi những mối đe dọa tiềm ẩn càng sớm càng tốt.

Nguồn tin của tờ Breaking Defense cũng đề cập rằng Tập đoàn Raytheon là một trong hai nhà thầu được Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Hoa Kỳ lựa chọn để phát triển và thử nghiệm nguyên mẫu tên lửa đánh chặn mới nhất.

Giới chuyên gia dự đoán, tên lửa đánh chặn mới của Mỹ sẽ có tầm bắn và độ cao lớn như SM-3, đi kèm khả năng vận động linh hoạt như SM-6, chưa rõ nó sẽ sử dụng công nghệ va chạm động năng nổi tiếng hay mang theo đầu đạn để tăng xác suất tiêu diệt đối tượng.

Trước đó, các phương tiện truyền thông đưa tin rằng một trong những khu vực được Quân đội Mỹ bảo vệ nghiêm ngặt nhất trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa chính là đảo Guam, nằm ở Tây Thái Bình Dương.

Căn cứ này được trang bị một hệ thống phòng thủ nhiều lớp, bao gồm tổ hợp Iron Dome và các hệ thống MIM-104 Patriot, và trong tương lai - Aegis Ashore, tương tự như hệ thống đã hoạt động ở Romania trong vài năm chính là sự bổ sung đáng giá.

Theo Breaking Defense

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ