Tên lửa 40N6 khai hỏa, vũ khí NATO bất lực

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hệ thống S-400 của Nga đã gây chú ý lớn sau khi tấn công mục tiêu trong khu vực xung đột Ukraine bằng loại tên lửa tầm xa mới.

Đạn tên lửa của hệ thống S-400.
Đạn tên lửa của hệ thống S-400.

Hãng RIA cùng nhiều phương tiện truyền thông đã lưu ý rằng tên lửa dẫn đường 40N6 mới do các đơn vị S-400 phóng đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách tối đa, với máy bay cảnh báo sớm A-50 hoạt động song song với các bệ phóng và cung cấp thêm hướng dẫn cho tên lửa.

Các phương tiện truyền thông đã đặc biệt quan tâm đến tên lửa được sử dụng trong cuộc tấn công này, chỉ ra rằng quỹ đạo của 40N6 mang lại cho nó cả khả năng tấn công vượt trội ở trần cao kỷ lục và khả năng hạ gục các mục tiêu ở độ cao cực thấp.

40N6 có thể làm gì?

40N6 là tên lửa đất đối không dẫn đường do Nga sản xuất, được thiết kế cho hệ thống phòng không S-400 và S-500, có thể tấn công mục tiêu ở cự ly lên tới 380 km và tiêu diệt cả mục tiêu bay cao và bay thấp.

Hệ thống dẫn đường trên tên lửa cho phép phóng tên lửa 40N6 vào các mục tiêu nằm ngoài tầm của trạm radar chuyên dụng của đơn vị phóng.

Như nhà phân tích quân sự Nga Dmitry Kornev đã giải thích, các radar thông thường gặp khó khăn trong việc phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa như vậy.

"Một tên lửa có thể tiếp cận mục tiêu ở rất xa, nhưng nó sẽ không biết chính xác nơi nào sẽ bay và mục tiêu là ai. Và đơn vị phóng cũng có thể không biết điều này", Kornev nói.

Nhà phân tích giải thích, trong trường hợp của 40N6, vấn đề này đã được khắc phục thông qua "thứ gọi là chỉ định mục tiêu, khi một hệ thống khác cung cấp khả năng radar cho tên lửa này".

"Ví dụ, một máy bay A-50 phát hiện mục tiêu và chuyển thông tin này đến một trung đoàn phòng không phóng tên lửa này. Tên lửa tuân theo hướng dẫn này sau khi phóng, nó chưa 'nhìn thấy' mục tiêu và chỉ bay theo hướng của nó.

Tên lửa cuối cùng sẽ phát hiện được mục tiêu, khóa mục tiêu và di chuyển để tiêu diệt", chuyên gia Nga giải thích.

Kornev cho biết thêm, sự xuất hiện của loại tên lửa mới đã tăng gấp đôi hiệu quả tầm bắn hiệu quả của các hệ thống phòng không Nga, vốn trước đây không vượt quá tầm 150 km do các vấn đề trong việc thu thập mục tiêu nói trên.

Tên lửa 40N6 có thể nhắm mục tiêu hầu như bất kỳ kẻ địch trên không nào, bao gồm máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, tên lửa hành trình, hệ thống radar tầm xa trên không.

Ông nói thêm rằng, trong khi S-400 của Nga đã có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công trên không quy mô lớn, thì việc bổ sung 40N6 vào kho vũ khí của họ giờ đây cho phép họ đẩy lùi các cuộc tấn công như vậy nhưng ở khoảng cách xa hơn nhiều.

Kornev nhận xét: "Phương Tây không có những hệ thống như vậy, ít nhất là vào thời điểm này", đồng thời lưu ý rằng các kỹ sư phương Tây dường như chưa bao giờ được cấp trên giao nhiệm vụ thiết kế một tên lửa như 40N6.

Số lượng khổng lồ

Với khả năng đặc biệt của 40N6 nên hoàn toàn dễ hiểu khi Nga đặt mua số lượng lớn đạn đánh chặn đặc biệt này.

Theo tiết lộ của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, Bộ Quốc phòng nước này đã quyết định mua 1.000 quả 40N6 trang bị cho S-400.

"Bộ Quốc phòng Nga đã ký những tài liệu cần thiết để đặt mua và biên chế dòng tên lửa tầm xa 40N6. Quân đội Nga dự kiến mua hơn 1.000 quả đạn để trang bị cho Lực lượng Không quân Vũ trụ (VKS)", TASS dẫn lời nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.

Nga từng kỳ vọng sẽ trang bị đại trà đạn tên lửa này từ đầu thập niên 2010, sau khi bắt đầu biên chế các hệ thống S-400 vào năm 2007.

Tuy nhiên, các đợt thử nghiệm liên tục bị trì hoãn, khiến tổ hợp S-400 chỉ đạt tầm bắn tối đa 250 km với đạn 48N6DM, thay vì 400 km như thiết kế.

"Sự xuất hiện của đạn 40N6 không chỉ mở rộng đáng kể khả năng diệt mục tiêu, mà còn giúp các tổ hợp tên lửa khó bị đối phương tấn công hơn", tướng Alexander Gorkov, cựu tư lệnh lực lượng phòng không Nga nhận xét.

Clip UAV Lancet tấn công xe bọc thép Ukraine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.