Theo lời ông Kochkin, loại đạn mới sau khi bắn sẽ bay theo quỹ đạo đạn đạo thông thường, nhưng khi đến gần mục tiêu quả đạn sẽ thay đổi đường bay nhờ vào hệ thống điều khiển đặc biệt.
Ông kochkin cũng cho biết, loại đạn mới này có hệ thống điều khiển rất phức tạp do động năng quán tính lớn, viên đạn được thử nghiệm trong thời điểm bắn, khi chúng quay trong rãnh nòng và sau đó là trên đường bay.
Việc nghiên cứu hình ảnh trong điều kiện này (khi tốc độ quay của viên đạn lên tới 30 000 vòng/h) là không thể, hình ảnh sẽ bị mờ. Do đó, phát triển mới này có thể nói là rất phức tạp.
Hiện các nhà nghiên cứu phát triển đang xem xét một số phương pháp điều chỉnh quá trình bay của viên đạn ở giai đoạn cuối cùng, trong số đó có thể thay đổi bề mặt khí động học trên ngòi đạn, hoặc sử dụng động cơ phản lực nhỏ.
Và loại đạn mới này cũng cần phải có mức giá trung bình, có thể cao hơn loại đạn pháo thông thường nhưng phải thấp hơn loại đạn dạng có điều khiển “Krasnopol”.
Hiện tập đoàn Techmash đang tự đầu tư kinh phí nghiên cứu loại đạn này do không được cấp ngân sách từ nhà nước.
Loại đạn điều chỉnh quỹ đạo 152 mm cũng từng được chế tạo năm 1980 tại Nga, với cái tên “Centimeter”. Nó được sử dụng trong quân đội Xô Viết tại Afghanistan Sự thay đổi quỹ đạo của “Centimeter” được thực hiện ở khoảng cách 600 m đến mục tiêu nhờ vào hệ thống laser chỉ điểm. Đường bay của đạn thay đổi nhờ việc khởi động động cơ phản lực.