Tê liệt khi ngủ: Nỗi sợ kinh hoàng của nhiều người mỗi khi nhắm mắt ngủ

GD&TĐ - Tê liệt khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ đáng sợ và bí ẩn. Nó cũng chính là yếu tố khiến người ta thêu dệt lên nhiều câu chuyện kì bí, ma mị.  

Giữa đêm, bạn cảm thấy có nhân vật tà ác nào đó đang theo dõi mình. Bạn cố gắng di chuyển, nhưng cơ thể gần như không nhúc nhích.
Giữa đêm, bạn cảm thấy có nhân vật tà ác nào đó đang theo dõi mình. Bạn cố gắng di chuyển, nhưng cơ thể gần như không nhúc nhích.

Giữa đêm, bạn cảm thấy có nhân vật tà ác nào đó đang theo dõi mình. Bạn cố gắng di chuyển, nhưng cơ thể gần như không nhúc nhích. Bạn cố gắng hét lên, nhưng không có ích gì. Và sau một hồi thì bạn choàng tỉnh dậy với mồ hôi đầm đĩa, tâm trạng có thể lo lắng, sợ hãi vô cùng.

Những điều này nghe có vẻ giống như một cảnh phim kinh dị, nhưng nó lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong cuộc sống. Đó là tình trạng tê liệt khi ngủ - chúng ta vẫn quen gọi là "hiện tượng bóng đè".

Tê liệt khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ đáng sợ và bí ẩn. Nó cũng chính là yếu tố khiến người ta thêu dệt lên nhiều câu chuyện kì bí, ma mị.

Tình trạng tê liệt khi ngủ lần đầu tiên được ghi chép rõ ràng trong một luận án y khoa vào thế kỷ 17, bởi bác sĩ người Hà Lan Isbrand Van Diembroeck. Ông đã viết về trường hợp của một phụ nữ "50 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh nhưng hay phàn nàn về những điều bí ẩn mình gặp vào ban đêm".

Van Diembroeck giải thích: Khi cô ấy chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, cô ấy tin rằng ma quỷ nằm trên người mình và ghì cô ấy xuống, khiến cô khó nói hoặc thở. Và khi cô cố gắng vứt bỏ gánh nặng, cô không thể cử động bất kì bộ phận nào của cơ thể.

Những gì người phụ nữ nói trên gặp phải theo ghi chép của Van Dimbroeck có thể là một tình trạng được gọi là "tê liệt khi ngủ".

Các nhà nghiên cứu định nghĩa nó là "một loại rối loạn giấc ngủ phổ biến, thường lành tính, có đặc trưng là không có khả năng di chuyển hoặc nói chuyện trong thời gian ngắn, sau đó thì tỉnh giấc".

Lý do tại sao tê liệt khi ngủ khiến nhiều người cảm thấy quá đáng sợ không chỉ bởi vì bạn đột nhiên trở nên tỉnh táo mà bạn còn nhận ra rằng mình thực sự không thể cử động cơ hay nói ra âm thanh. Đó là còn chưa kể đến những cảm giác đáng sợ.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Journal of Sleep Research (Tạp chí Nghiên cứu giấc ngủ), tình trạng tê liệt khi ngủ thường xảy ra ngay sau khi ngủ (hypnagogic), tại một thời điểm nào đó trong quá trình ngủ (hypnomesic), hoặc trước khi chuẩn bị tỉnh giấc (hypnopompic).

Các tác giả của nghiên cứu này lưu ý rằng các trường hợp tê liệt khi ngủ phổ biến nhất là hypnomesic, và chúng thường xảy ra sau 1-3 giờ từ khi ngủ.

Tình trạng tê liệt khi ngủ không phải lúc nào cũng là những ảo giác đáng sợ

Mặc dù hầu hết những người đã trải qua tình trạng tê liệt khi ngủ đều có ảo giác đáng sợ nhưng cũng có một vài người lại có trạng thái hạnh phúc thực sự khiến họ thậm chí còn mong chờ được "trải nghiệm" lần nữa.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi James Allan Cheyne, từ Đại học Waterloo ở Ontario, Canada, cho thấy rằng những người thường xuyên có cảm giác tích cực trong tình trạng tê liệt khi ngủ là những người dễ bị ảo giác tiền đình động cơ.

"Đôi khi, cảm giác hạnh phúc trong tình trạng tê liệt khi ngủ bắt nguồn từ những cảm giác gợi cảm dễ chịu phát sinh từ ảo giác động cơ tiền đình", ông Cheyne nói thêm.

Hầu hết những người đã trải qua tình trạng tê liệt khi ngủ đều có ảo giác đáng sợ.

Cơ chế "không thể cử động" là gì?

Những gì xảy ra trong cơ thể trong một tình trạng tê liệt khi ngủ sẽ như thế nào? Về cơ bản, trong giai đoạn "ngủ mơ" - được gọi là giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) - các cơ xương của chúng ta bị tê liệt.

Những lý do đằng sau điều này không được hiểu đầy đủ, nhưng có giả thuyết phổ biến cho rằng trạng thái tê liệt tạm thời này có nghĩa là ngăn cản chúng ta làm tổn thương bản thân, có thể là để tránh phản ứng tự động khi có một giấc mơ bạo lực nào đó.

Trong khi bị tê liệt khi ngủ, bộ não của chúng ta - hoặc một phần bộ não của chúng ta - trở nên tỉnh táo và tỉnh táo, nhưng phần còn lại của cơ thể lại bị cố định.

Đồng thời, trong quá trình tê liệt khi ngủ, nhiều người trải qua những giấc mơ và cảm giác như thể mọi thứ diễn ra là thật - vì thế ý thức làm mờ ranh giới giữa thực tại và ước mơ.

Ai có nguy cơ bị tê liệt khi ngủ?

Một nghiên cứu năm 2016 của các nhà khoa học tại đại học Argosy University, Mỹ tuyên bố rằng tình trạng tê liệt khi ngủ có thể phổ biến ở mức đáng ngạc nhiên. Thế nhưng không có điều gì rõ ràng để nói rằng những ai là người có nhiều nguy cơ bị tê liệt khi ngủ.

Tuy nhiên, những người có giấc ngủ kém - ví dụ, những người ngủ quá nhiều hoặc quá ít - có thể dễ bị tê liệt khi ngủ hơn.

Một báo cáo được công bố trên tạp chí Sleep Medicine Reviews lưu ý:

- Thời gian ngủ quá ngắn (ít hơn 6 giờ) hoặc dài (trên 9 giờ) và ngủ trưa, đặc biệt là ngủ trưa tới hơn 2 giờ thường có liên quan đến tăng tỉ lệ tê liệt khi ngủ.

- Thời gian đi vào giấc ngủ thường dài (hơn 30 phút) và khó khăn khi bắt đầu giấc ngủ có liên quan đến khả năng tăng tình trạng tê liệt khi ngủ.

Tình trạng tê liệt khi ngủ có thể phổ biến ở mức đáng ngạc nhiên.

Bạn có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng tê liệt khi ngủ?

Có một số phương pháp dường như được cho rằng có tác dụng giảm tình trạng rối loạn giấc ngủ này như sau:

- Cố gắng không nằm ngửa khi ngủ vì các nghiên cứu chỉ ra có sự liên quan đến các cơn tê liệt khi ngủ khi nằm ngửa để ngủ.

Cố gắng để đảm bảo giấc ngủ của bạn sẽ không bị gián đoạn, vì liên tục thức dậy trong đêm được coi như là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tê liệt giấc ngủ.

- Tránh lạm dụng các chất kích thích, như thuốc lá và rượu.

- Học cách thiền và kỹ thuật thư giãn cơ bắp có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với tình trạng tê liệt khi ngủ.

- Kiên trì trong nỗ lực "di chuyển tứ chi", chẳng hạn như ngón tay hoặc ngón chân, trong khi bị tê liệt khi ngủ cũng có thể giúp phá vỡ tình trạng này.

- Cuối cùng, nếu bạn thường xuyên bị tê liệt khi ngủ kèm theo cảm giác và bạn nghĩ rằng điều này có thể liên quan đến những lo lắng trong cuộc sống hàng ngày của bạn, thì tốt nhất bạn nên xem xét để giải tỏa tâm lý của mình trước.

Theo afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ