Tây Ninh nỗ lực chuẩn hóa cơ sở vật chất phục vụ chương trình mới

GD&TĐ - Cơ sở vật chất (CSVC) được coi là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Ngành GD Tây Ninh đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng điều kiện về CSVC phục vụ chương trình GDPT mới.

Giờ học tại Hệ thống trường liên cấp TTC Tây Ninh, học sinh được học theo mô hình chuẩn quốc tế (Ảnh: NTCC)
Giờ học tại Hệ thống trường liên cấp TTC Tây Ninh, học sinh được học theo mô hình chuẩn quốc tế (Ảnh: NTCC)

Hiện đại hóa cơ sở vật chất

Theo Sở GĐ&ĐT Tây Ninh, giai đoạn 2008-2012 (kéo dài đến 2014) tỉnh Tây Ninh thực hiện Quyết định  của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho GV giai đoạn 2008-2012.

Mục tiêu đề án về phòng học kiên cố hóa là 2.662 phòng (Huyện làm chủ đầu tư 2.003 phòng; Sở làm chủ đầu tư 659 phòng); Nhà công vụ có 64 phòng.

Kết quả thực hiện số phòng học kiên cố hóa hoàn thành đưa vào sử dụng là 2.550/2662 phòng, đạt tỷ lệ 95,87%; Nhà công vụ 64/64, đạt 100%.

Quang cảnh lễ khánh thành công trình lớp học và nhà ăn Trường mẫu giáo Thanh Điền- Xã Thanh Điền- Huyện Châu Thành- Tây Ninh.
Quang cảnh lễ khánh thành công trình lớp học và nhà ăn Trường mẫu giáo Thanh Điền- Xã Thanh Điền- Huyện Châu Thành- Tây Ninh.

Thực hiện Dự án kiên cố hóa lớp học mầm non, tiểu học cho vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2017-2020 sử nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các cơ sở giáo dục (GD) mầm non của tỉnh cũng đã được đầu tư cơ bản đáp ứng chương trình phổ cập GD mầm non 5 tuổi, các cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) được trang bị thiết bị trường học tiên tiến đáp ứng yêu cầu đề án dạy học ngoại ngữ, GD quốc phòng – an ninh.

Số lượng phòng học bộ môn đáp ứng quy định đạt tỷ lệ trên 70%. Cụ thể bậc học tiểu học có 796 phòng phục vụ học tập (687 phòng kiên cố, tỉ lệ 85,1%), bậc học THCS có 411 phòng học bộ môn (369 phòng kiên cố, tỉ lệ 89,7%), bậc học THPT có 109 phòng học bộ môn (101 phòng kiên cố, tỉ lệ 92,6%).

Giám đốc Sở GD&ĐT Tây Ninh Phạm Ngọc Hải cho biết, khó khăn về cơ sở vật chất hiện nay của ngành là số phòng học/số lớp học còn thấp. Do đó để tăng số lớp học 2 buổi/ngày đối với chương trình mới (lớp 1, 2,6) và các lớp sau này, ngành đã thực hiện nhiều giải pháp (sắp xếp quy mô mạng lưới, học sinh (HS)/lớp...) . Để đáp ứng chương trình GDPT 2018, ngành đã tham mưu UBND tỉnh đưa vào Kế hoạch trung hạn xây dựng thay thế các phòng học xuống cấp, hết niên hạn sử dụng (453 phòng ở 177 điểm trường, chia ra 345 phòng học, 52 phòng tin học và 56 phòng ngoại ngữ).

Hằng năm, Sở GD&ĐT Tây Ninh tham mưu phê duyệt và ban hành các văn bản về việc đầu tư trang thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em và thư viện trường phổ thông. Kế hoạch chi tiết và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở đã được triển khai trong hội nghị Công tác Kế hoạch tài chính – CSVC của ngành, cơ bản đáp ứng nội dung chương trình chuẩn hóa, hiện đại hóa CSVC, trường lớp, trang thiết bị trường học tại các cơ sở GD trong toàn tỉnh.

Đẩy mạnh xã hội hóa  giáo dục

Sở GD&ĐT Tây Ninh cho biết để tạo hành lang pháp lý  huy động  các nguồn lực của xã hội đầu tư nhiều hơn vào GD-ĐT và tạo thuận lợi cho các cơ sở GD được hưởng chính sách ưu đãi xã hội ngoài chính sách theo quy định của Trung ương, địa phương đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đẩy mạnh xã hội hóa (XHH) lĩnh vực GD&ĐT.

Trường TH-THCS-THPT TTC Tây Ninh được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại theo chuẩn quốc tế.
Trường TH-THCS-THPT TTC Tây Ninh được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại theo chuẩn quốc tế.

Số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực khuyến khích XHH được thành lập, cấp giấy phép hoạt động năm 2019 là 3 dự án, tăng 3 dự án so năm 2018. Quy mô hoạt động của dự án đã được cấp phép năm 2019 tương đối lớn với 2.954 HS/năm.

Hệ thống trường ngoài công lập của tỉnh  có 2 trường phổ thông nhiều cấp học (cấp 1, 2 và 3); 86 cơ sở mầm non tư thục (gồm 21 trường, 65 cơ sở) và 45 trung tâm ngoại ngữ tin học. Hệ thống trường ngoài công lập tập trung ở địa bàn các thị trấn, thành phố và các khu, cụm công nghiệp. Chất lượng GD mầm non đã có những chuyển biến tích cực theo hướng XHH. Đây là điểm xuất phát quan trọng để tiến tới XHH các cấp học, bậc học còn lại.

Tăng cường ứng dụng CNTT

Để thực hiện tốt chương trình mới, Ngành GD Tây Ninh cũng tăng cường xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, quản lý.

Hiện nay, Ngành GD Tây Ninh đã hoàn chỉnh và cập nhật cơ sở dữ liệu đồng bộ về Bộ GD&ĐT thông qua phần mềm sơ sở dữ liệu tại địa chỉ: http://csdl.moet.gov.vn. Xây dựng, rà soát đánh giá và chỉ đạo 100% các đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện kết nối cáp quang (FTTH) với Viettel Tây Ninh (miễn phí) và VNPT Tây Ninh...

Theo ông Phạm Ngọc Hải - GĐ Sở GD&ĐT Tây Ninh, thời gian tới Sở phối hợp Sở TT&TT thực hiện chuyển đổi số theo kế hoạch của tỉnh; thực hiện từng bước ưu tiên, cụ thể như: Số hóa văn bằng chứng chỉ; Chuyển cơ sở dữ liệu ngành (đồng bộ theo yêu cầu của Bộ và của tỉnh, trong đó báo cáo kinh tế xã hội, thống kê GD...); Đẩy mạnh ứng ụng CNTT trong giải dạy, chương trình giải dạy trực tuyến e-learning; GD STEM...

Nhiệm kỳ 2015-2020, Ngành GD Tây Ninh đã đạt được một số thành quả tích cực: Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi ra lớp hàng năm đạt 100%, vượt 1% so kế hoạch; Phổ cập GD mầm non cho trẻ em 5 tuổi đạt 99,6%, vượt 0,6% so với kế hoạch; Số trường bán trú và số trường dạy và học 2 buổi/ngày tăng theo từng năm học.
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đạt 94 trường, vượt 34 trường so với kế hoạch; 100% huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập GD THCS; 24/95 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập GD Trung học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ