Tây Ban Nha 'đội sổ' OECD về tỷ lệ bỏ học

GD&TĐ - Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 27% dân số Tây Ban Nha trong độ tuổi 25 – 34 chưa hoàn thành chương trình phổ thông.

Hệ thống giáo dục Tây Ban Nha từ lâu đã lỗi thời, nặng về học thuộc.
Hệ thống giáo dục Tây Ban Nha từ lâu đã lỗi thời, nặng về học thuộc.

Theo báo cáo thường niên mới nhất về giáo dục của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 27% dân số Tây Ban Nha trong độ tuổi 25 – 34 chưa hoàn thành chương trình phổ thông. Điều này đồng nghĩa 1,4 triệu thanh niên ở Tây Ban Nha không có trình độ chuyên môn và bằng cấp đại học.

17% trong số này không làm việc cũng không học tập. Nhiều người thậm chí chưa hoàn thành chương trình giáo dục trung học bắt buộc.

Trong khi đó, báo cáo của OECD chỉ ra tỷ lệ nhập học mầm non ở Tây Ban Nha thuộc nhóm cao. Nước này cũng dẫn đầu về tỷ lệ học sinh ở bậc tiểu học có thành tích học tập tốt trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Tuy nhiên, kết quả học tập của trẻ em Tây Ban Nha bắt đầu giảm sau 10 tuổi.

Theo các chuyên gia OECD, hệ thống giáo dục Tây Ban Nha từ lâu bị phản ánh là lỗi thời, kém năng động, chỉ tập trung vào phương pháp học thuộc lòng. Học sinh phải chú trọng vào các bài kiểm tra và điểm số.

Từ báo cáo trên, nhiều học giả đề xuất ngành Giáo dục Tây Ban Nha cần những thay đổi mạnh mẽ. Thay vì tập trung vào phương pháp học thuộc lòng, giáo viên cần thúc đẩy học sinh tư duy, tự học và thực hành nhiều hơn.

Bên cạnh đó, các trường học cần tăng cường định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông để các em lựa chọn mô hình học phù hợp với trình độ cá nhân như học nghề, cao đằng, đại học... Điều này góp phần giảm tỷ lệ bỏ học, nâng cao cơ hội giáo dục sau trung học cho thanh thiếu niên.

Theo European

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.