Tàu ngầm Velikiye Luki tiến vào Biển Baltic để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt

GD&TĐ - Quá trình đánh giá trên Biển Baltic có ý nghĩa quyết định với việc chấp nhận tàu ngầm Velikiye Luki vào biên chế Hải quân Nga.

Tàu ngầm Velikiye Luki tiến vào Biển Baltic để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt

Tàu ngầm Dự án 677 mang tên Velikiye Luki, được đóng tại Nhà máy Admiralty ở St. Petersburg tiếp tục có mặt trong vùng biển thuộc quyền quản lý của Hạm đội Baltic để tiến hành các cuộc thử nghiệm, điều này đã được cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga thông báo.

Trong giai đoạn thử nghiệm tiếp theo, kéo dài hơn một chút, thủy thủ đoàn sẽ kiểm tra hoạt động của vũ khí ngư lôi, tên lửa, hệ thống định vị và liên lạc, đồng thời cũng tiến hành đánh giá sức cơ động và tốc độ của tàu ngầm.

Hiện chưa rõ giai đoạn thử nghiệm này sẽ kéo dài bao lâu. Một số nguồn tin trước đó cho biết họ có kế hoạch bàn giao tàu ngầm cho Hải quân Nga vào cuối năm nay và nó sẽ trở thành một phần của Hạm đội Baltic.

vmf-rf-poluchit-dve-podvodnye-lodki-proekta-lada-v-2022-godu-w7hgosoo-1612869661.jpg
Tàu ngầm Velikiye Luki sắp gia nhập Hạm đội Baltic sau thời gian dài chế tạo.

Velikie Luki là chiếc tàu ngầm sản xuất hàng loạt thứ hai của Dự án 677 lớp Lada, sau chiếc dẫn đầu St. Petersburg và Kronstadt (chiếc được sản xuất hàng loạt đầu tiên".

Con tàu đã trải qua thời gian thi công rất dài, nó được đặt lườn vào ngày 10 tháng 11 năm 2006 với tên gọi Sevastopol, nhưng các vấn đề với thiết kế đã dẫn đến việc chiếc chiến hạm được đặt đóng lại vào năm 2015 dưới tên Velikie Luki theo một cấu hình sửa đổi, có tính đến hoạt động thử nghiệm của tàu ngầm dẫn đầu.

Tàu ngầm Velikie Luki được hạ thủy vào ngày 23 tháng 12 năm 2022, sau đó được hoàn thiện tại nhà máy rồi chính thức đi vào thử nghiệm từ tháng 12 năm ngoái.

Các tàu ngầm sản xuất hàng loạt thuộc Dự án Lada, không giống như chiếc dẫn đầu, được trang bị sẵn tên lửa hành trình Calibre. Ngoài ra chúng còn được trang bị động cơ điện mới mạnh hơn và ít ồn hơn.

Trước đây Hải quân Nga đã lên kế hoạch trang bị cho các tàu ngầm nói trên một hệ thống đẩy độc lập với không khí (AIP), nhưng cho đến nay vẫn chưa có báo cáo nào về việc lắp đặt thiết bị trên, đây chính là điểm yếu lớn nhất của tàu ngầm tấn công diesel-điện do Nga chế tạo khi so sánh với các đối thủ phương Tây.

Tàu ngầm tấn công diesel-điện Velikiye Luki trong lễ hạ thủy.
Theo Topwar

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng Công binh xử lý quả bom chôn sâu dưới lòng đất.

Quả bom nặng 227kg ở Bình Phước

GD&TĐ - Chiều 14/1, Lực lượng Công binh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước vừa xử lý an toàn một quả bom nặng 227kg, còn sót lại sau chiến tranh.