Món bánh
Bạn chỉ cần cho đĩa đựng pizza hoặc bánh mì và một ly thuỷ tinh chứa nước lọc vào lò vi sóng để hơi nước bốc lên đảm bảo độ ẩm trong lò, giúp bánh không bị khô. Quay vi sóng ở mức nhiệt cao nhất trong 30 - 45 giây là có ngay một miếng bánh ấm nóng, thơm ngon.
Món canh, súp
Các món canh hoặc súp dư thường được cất trong tủ lạnh. Khi lấy ra và muốn món ăn nóng trở lại, bạn nên hâm bằng lò vi sóng để đảm bảo dinh dưỡng cho món ăn.
Cho canh hoặc súp ra tô thuỷ tinh và quay trong lò vi sóng ở mức nhiệt vừa trong 3 phút. Cứ mỗi 60 giây bạn tạm ngưng, mở lò và dùng muỗng khuấy nhanh vài vòng. Vậy là bạn đã có tô canh hoặc súp hấp dẫn, ngon lành.
Cơm, xôi
Đồ nướng
Bật chế độ hâm nóng ở mức nhiệt độ vừa (không quá 120 độ C) và thời gian khoảng 5 - 7 phút tuỳ vào kích cỡ của thịt, cá.
Đối với rau củ
Bạn cho rau củ lên đĩa thuỷ tinh. Đối với rau củ nướng, bạn xịt hoặc quét một ít dầu ăn lên bề mặt. Đối với các loại rau củ luộc, bạn đặt thêm 1 - 2 viên đá nhỏ. Sau đó, cho đĩa rau củ vào lò vi sóng ở mức nhiệt cao trong 2 - 3 phút là được.
Các lưu ý khi sử dụng lò vi sóng hâm nóng đồ ăn:
Không đựng thức ăn bằng các vật nhựa vì đồ nhựa sẽ bị biến dạng, đồng thời khi nhựa nóng chảy sinh ra nhiều chất có hại cho cơ thể.
Không dùng các vật kim loại vì có thể phát ra tia lửa điện bên trong lò, rất dễ gây cháy hoặc nổ.
Không nên đậy nắp khi hâm nóng các thực phẩm lỏng như canh, súp, sữa,... vì trong quá trình gia nhiệt, chất lỏng nóng lên dẫn đến áp suất bên trong tăng, có thể làm nứt vỡ các đồ đậy nắp.
Nếu hâm nóng các thức ăn đóng hộp, bạn cũng nên chọc một vài lỗ trên vỏ hộp.
Không nên hâm nóng trứng bằng lò vi sóng. Vì khi cho trứng chín (kể cả trứng sống) vào lò, điện từ trường tác động làm cho nước trong lòng trắng và lòng đỏ trở nên nóng nhanh và giãn nở mạnh, hình thành một áp suất lớn dẫn đến gây nổ.
Sau khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, bạn nên mở cửa lò 15 - 30 phút để thoáng khí, bớt mùi hôi. Ngoài ra, bạn có thể vệ sinh lò vi sóng để giữ lò luôn sáng bóng như mới.
2. Hâm thức ăn bằng lò nướng
Để hâm nóng thức ăn trong lò nướng, bạn cần đặt món ăn trong các dụng cụ chịu nhiệt cao như khay bằng silicon chuyên dụng, nhôm, inox, hoặc thủy tinh, sứ chịu nhiệt.
Để ổn định nhiệt độ, trước khi hâm nóng 15 phút bạn cần làm nóng lò nướng ở mức nhiệt 150 độ C.
Cho món ăn vào lò nướng và làm nóng trong 10 - 20 phút tuỳ món ăn. Trong khi hâm, bạn nhớ canh lò để món ăn không bị cháy khét.
Đối với các món bánh: Để bánh không bị khô bề mặt, bạn nên bọc lại bằng 1 lớp giấy bạc hoặc giấy nến.
3. Hâm nóng thức ăn bằng cách đun sôi
Cách này phù hợp hơn với các món kho, món xào, món canh.
Bạn cho thức ăn vào các túi nylon, hộp thuỷ tinh hoặc hộp nhựa chịu nhiệt. Bạn cần đảm bảo nắp đậy kín để nước không tràn vào nhé.
Sau đó cho các túi hoặc hộp này vào trong nồi nước đang sôi. Lượng nước trong nồi nên từ 1/2 - 2/3 chiều cao của nồi.
Bạn hâm nóng trong 10 - 15 phút tuỳ vào lượng món ăn. Sau đó, bạn chỉ cần tắt bếp, mở túi hoặc nắp hộp ra và bày món ăn ra đĩa thôi.
4. Hâm nóng thức ăn bằng nồi hấp
Cách hâm nóng bằng nồi hấp áp dụng được cho tất cả các món ngoại trừ món chiên và nướng. Vì cách hấp sẽ không đảm bảo được độ giòn ngon của món ăn.
Bạn đặt tô đựng đồ ăn hoặc xếp thức ăn trực tiếp lên xửng và hấp khoảng 10 - 15 phút ở lửa vừa. Bạn nên đậy kín tô hoặc cứ 3 - 5 phút thì mở nắp nồi 1 lần để nước đọng trên nắp không rơi xuống làm ảnh hưởng đến món ăn.