Tập đoàn Vietcare: Đào tạo nhân lực cung ứng cho chính doanh nghiệp

Tập đoàn Vietcare: Đào tạo nhân lực cung ứng cho chính doanh nghiệp

(GD&TĐ)-Sáng nay (16.1), tập đoàn Vietcare, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã tổ chức buổi gặp mặt với các sinh viên theo chương trình hợp tác đào tạo theo địa chỉ giữa hai bên.

Những sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân tham gia chương trình đào tạo theo địa chỉ với Vietcare. Ảnh: gdtd.vn
Những sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân tham gia chương trình đào tạo theo địa chỉ với Vietcare. Ảnh: gdtd.vn

Gần 300 sinh viên của chương trình hợp tác đào tạo này sẽ được đào tạo song song ở cả trường ĐH Kinh tế Quốc dân và tập đoàn Vietcare. Theo đó, các sinh viên sẽ được tập đoàn Vietcare đào tạo các kỹ năng mềm, kỹ năng xử lý và thực hiện các công việc trong môi trường lao động công nghiệp trên cơ sở phù hợp với chuyên ngành được học tại trường Kinh tế Quốc dân. Mục đích nhằm rút ngắn sự làm quen của các em với môi trường doanh nghiệp.

Điều đặc biệt là những sinh viên này sẽ được ưu tiên tuyển dụng làm việc tại tập đoàn Vietcare và các doanh nghiệp khác có hợp đồng với Vietcare về nhu cầu lao động. Như vậy, các sinh viên không chỉ được trang bị những kỹ năng làm việc cần thiết mà còn rộng mở cơ hội có việc làm ngay sau khi ra trường.

Bà Vũ Thị Lan, Giám đốc đào tạo tập đoàn Vietcare cho biết, những sinh viên khi học tập theo chương trình hợp tác đào tạo theo địa chỉ với Vietcare sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí. Thời gian đào tạo bằng với thời gian sinh viên học trong trường ĐH. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến việc học chính tại trường, chương trình đào tạo tại Vietcare được thiết kế có thời lượng nhỏ, chỉ bằng khoảng 20% thời lượng học tại trường ĐH. Cùng với đó, tập đoàn cũng thực hiện giảm tải chương trình tại những giai đoạn cao điểm sinh viên học tại trường như thi cử, năm cuối…

Được biết, tập đoàn này bắt đầu thực hiện đào tạo theo địa chỉ từ năm 2009. Khóa đầu tiên, tập đoàn phối hợp đào tạo cùng Viện ĐH Mở - chuyên ngành tiếng Anh với tổng số 173 sinh viên.
 

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.