Tập đoàn FLC tự công bố nợ Tập đoàn Hòa Bình 213 tỷ đồng, đến nay vẫn chưa trả

Luật sư Diệp Năng Bình khẳng định, các tài liệu mà phóng viên có được là khách quan để viết bài, hoàn toàn đúng sự thật.

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (ảnh nhân vật cung cấp).
Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (ảnh nhân vật cung cấp).

Phiên tòa vào ngày 30/9 tại Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội) về vụ kiện giữa Công ty cổ phần tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) và Báo điện tử Giáo dục Việt Nam liên quan đến bài viết “Doanh nghiệp tố FLC chây ì, nợ hàng trăm tỷ đồng” hiện đang được đông đảo dư luận quan tâm.

Đặc biệt, việc Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy đã xem xét các văn bản tài liệu chứng cứ, trong đó có tài liệu chứng cứ liên quan đến công tác kiểm toán, báo cáo tài chính của hai doanh nghiệp là Tập đoàn FLC và Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình (Tập đoàn Hòa Bình) chưa thấu đáo, dẫn tới bản án tuyên chưa đúng bản chất vấn đề.

Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng được sử dụng vào bài viết đăng tải trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, phản ánh đúng bản chất sự việc, tính chân thực của thông tin.

Câu hỏi đặt ra xoay quanh vấn đề cần làm rõ đó là: Tập đoàn FLC nợ Tập đoàn Hòa Bình bao nhiêu tiền mà chưa trả? Khoản nợ này đã kéo dài bao lâu?

Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật về những giá trị pháp lý liên quan đến các tài liệu kiểm toán và báo cáo tài chính của hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần tập đoàn FLC và Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình (Tập đoàn Hòa Bình).

Theo Luật sư Diệp Năng Bình, trong các khoản mục trên báo cáo tài chính, khoản mục nợ phải thu rất quan trọng.

Đó là tài sản của doanh nghiệp đang bị đối tác bên ngoài chiếm dụng, các sai phạm tồn tại trong việc ghi nhận cũng như quản lý nợ phải thu tại các doanh nghiệp là vấn đề được kiểm toán viên quan tâm khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính tại các đơn vị.

Trong các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục này, xác nhận sự hiện hữu của khoản mục nợ phải thu là thủ tục bắt buộc đòi hỏi kiểm toán viên phải thực hiện.

Thủ tục xác nhận công nợ phải thu do kiểm toán viên trực tiếp thu thập bằng văn bản từ các nguồn độc lập bên ngoài đơn vị cho nên có độ tin cậy cao.

Do đó, Luật sư Diệp Năng Bình nhấn mạnh: “Thực tiễn cho thấy, gửi thư xác nhận công nợ là một thủ tục quan trọng để kiểm toán viên thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của khoản mục này.

Nghĩa là, hoạt động này giúp cho kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong quá trình kiểm toán tại các đơn vị.

Như vậy, có thể thấy để ra được thư xác nhận công nợ những khoản phải thu, phải trả đều được kế toán hai bên ghi nhận trên sổ sách kế toán chứ không phải muốn xác nhận sao thì xác nhận bởi đã được ký bởi người đại diện pháp luật và được đóng con dấu pháp nhân”.

Thư xác nhận số dư công nợ phải trả do chính Tập đoàn FLC gửi tới Tập đoàn Hòa Bình đề nghị xác nhận số tiền doanh nghiệp này phải trả là 213 tỷ đồng - đây là một trong bằng chứng quan trọng được công khai tại phiên tòa. Tuy nhiên, chứng cứ này không được Tòa xem xét, bản thân đại diện Tập đoàn FLC thì ngang ngược nói không có nợ nần gì.
Thư xác nhận số dư công nợ phải trả do chính Tập đoàn FLC gửi tới Tập đoàn Hòa Bình đề nghị xác nhận số tiền doanh nghiệp này phải trả là 213 tỷ đồng - đây là một trong bằng chứng quan trọng được công khai tại phiên tòa. Tuy nhiên, chứng cứ này không được Tòa xem xét, bản thân đại diện Tập đoàn FLC thì ngang ngược nói không có nợ nần gì.
Báo cáo tài chính quý IV/2017 của Tập đoàn FLC công bố tự xác nhận phải trả Công ty cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình là 213 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính quý IV/2017 của Tập đoàn FLC công bố tự xác nhận phải trả Công ty cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình là 213 tỷ đồng.

Luật sư Diệp Năng Bình khẳng định: “Đây là nguồn chứng cứ khách quan để phóng viên sử dụng khi viết bài. Nếu đây là con số không có căn cứ thì không lẽ lại được khai khống, khai bừa vào báo cáo tài chính?".

Qua trao đổi của Luật sư Diệp Năng Bình có thể thấy, các tài liệu liên quan đến công tác kiểm toán, báo cáo tài chính của hai doanh nghiệp trên đến nay vẫn là những bằng chứng pháp lý quan trọng nhất cho thấy việc có nợ nần giữa hai đơn vị.

Vấn đề Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nêu con số 213 tỷ đồng là có căn cứ và cho đến thời điểm hiện nay thì những bằng chứng về nợ giữa hai bên rõ ràng nhất vẫn là các tài liệu liên quan đến kiểm toán và báo cáo tài chính của hai đơn vị. Đó là những căn cứ pháp lý thuyết phục nhất.

Điều này cho thấy bản án của Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy là chưa khách quan và không thuyết phục khi cho rằng con số nợ 213 tỷ đồng là chưa chính xác.

Dưới đây là một loạt bằng chứng cho thấy con số 213 tỷ đồng mà báo điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh trong bài viết “Doanh nghiệp tố FLC chây ì, nợ hàng trăm tỷ đồng” là có căn cứ:

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV năm 2017 của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC trong danh mục phải trả người bán là bên liên quan có tên Công ty Cổ phần xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình với số tiền 213.150.684.628 đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV năm 2017 của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC trong danh mục phải trả người bán là bên liên quan có tên Công ty Cổ phần xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình với số tiền 213.150.684.628 đồng.
Trong bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất vào ngày 31/12/2016 của Công ty Cổ phần tập đoàn FLC trong mục phải trả người bán ngắn hạn có tên Công ty Cổ phần xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình với số tiền là 213.150.684.628 đồng.
Trong bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất vào ngày 31/12/2016 của Công ty Cổ phần tập đoàn FLC trong mục phải trả người bán ngắn hạn có tên Công ty Cổ phần xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình với số tiền là 213.150.684.628 đồng.
Trong bản báo cáo này, tại mục phải trả người bán là bên thứ 3 có tên công ty Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình với số tiền là 213.150.684.628.
Trong bản báo cáo này, tại mục phải trả người bán là bên thứ 3 có tên công ty Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình với số tiền là 213.150.684.628.
Công văn của Tập đoàn Hòa Bình gửi tới Tập đoàn FLC vào ngày 21/3/2018 đề nghị thực hiện nghĩa vụ thanh toán hơn 262 tỷ đồng.
Công văn của Tập đoàn Hòa Bình gửi tới Tập đoàn FLC vào ngày 21/3/2018 đề nghị thực hiện nghĩa vụ thanh toán hơn 262 tỷ đồng.

Tại phiên tòa ngày 30/9, đại diện Tập đoàn Hòa Bình nhiều lần khẳng định, khoản nợ Tập đoàn FLC phải trả là đã được phía Hòa Bình xác nhận chứ không đàm phán.

Số nợ cho đến nay đã tăng thêm nhiều tỷ đồng, bởi vì khi FLC không trả khoản nợ gốc thì chi phí tài chính phát sinh ngày càng tăng lên.

Cũng tại phiên tòa, bà Nguyễn Thị Thúy Kiều – luật sư bảo vệ quyền lợi cho phía Tập đoàn FLC hỏi: "Tôi tiếp tục hỏi đối với đại diện của Hòa Bình là “Chây ì nợ nần theo ông là như thế nào? Không có xác nhận công nợ, chưa chốt được khối lượng công nợ với nhau và số tiền cụ thể thì có được gọi là chây ì không, có được gọi là nợ không?”

Thẩm phán Tòa án quận Cầu Giấy đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ và thiếu khách quan
Thẩm phán Tòa án quận Cầu Giấy đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ và thiếu khách quan

Ông Phạm Văn Anh – Đại diện Tập đoàn Hòa Bình trả lời: "Khi chúng tôi tạo ra một sản phẩm, bên đối tác đã sử dụng một sản phẩm mấy năm trời.

Từ năm 2015 cho đến ngày hôm nay là hơn 4 năm trời mà còn chưa trả chúng tôi trên 200 tỷ là khoản nợ gốc.

Khoản nợ ấy được chính Tập đoàn FLC đưa vào báo cáo tài chính của mình, công bố công khai vì Tập đoàn FLC là doanh nghiệp niêm yết.

Từ 2016 – 2017 đến đầu năm 2018, phía công ty FLC có gửi cho chúng tôi công văn đề nghị xác nhận khoản nợ của Tập đoàn FLC còn phải trả cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Bình là 213 tỷ.

Tất cả các công bố về khoản nợ ấy là do chính FLC xác nhận khoản nợ đối với chúng tôi.

Và cho đến ngày hôm nay FLC vẫn chưa trả cho chúng tôi một đồng nào trong khoản nợ mà FLC đã xác nhận cho những công việc mà chúng tôi đã làm từ 2015. Đến ngày hôm nay là hơn 4 năm.

Theo tôi, chây ì có nghĩa là nợ mà không chịu trả và tìm cách thoái thác bằng cách này hay cách khác".

Theo giaoduc.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.