Trước đây, các chuyên gia đã cố gắng để tạo ra các tế bào máu khác nhau từ các tế bào da, nhưng kết quả vẫn chỉ đuy trì được có 2 tuần. Theo tờ Science World Report, các nhà nghiên cứu ở Singapore có thể tăng thời gian này lên một vài tháng.
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu trên chuột. Họ đã xác định được bốn yếu tố có thể biến tế bào da thành các tế bào máu khác nhau.
Các yếu tố này thường duy trì hoạt tính trong các tế bào máu nên đã được các nhà khoa học tiêm vào tế bào da.
Họ đã thay đổi công dụng của các tế bào, tạo cho chúng các thuộc tính của các tế bào máu. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng cũng có thể làm như vậy với các tế bào người.
Phải ghi nhận rằng đây là một bước tiến trong công nghệ tạo máu từ các nguồn nhân tạo khác. Tiến sĩ Cheng Hui, tác giả đầu tiên của công trình nghiên cứu này, cho rằng trong khi các tế bào da và các tế bào máu rất khác nhau về mặt giá trị, các nhà khoa học đã quan tâm đến việc “chỉnh sửa nhận dạng” tế bào. Còn giáo sư Ng Huck Hui thì lưu ý rằng, "sự phát triển này có thể làm thay đổi y học tái sinh”.
Nếu chứng minh được tính an toàn và hiệu quả thì các nhân viên y tế có thể sẽ có được một nguồn tế bào máu hoặc tế bào miễn dịch dồi dào cho các bệnh nhân bị rối loạn miễn dịch cũng như những người cần truyền máu.
Xin nhắc lại rằng trước đây các nhà khoa học Úc từ Viện Nhi Murdoch đã phát triển thành công các tế bào máu từ tế bào mầm trong những điều kiện của phòng thí nghiệm.
Các chuyên gia nói rằng công nghệ này có thể được sử dụng để sản xuất các loại tế bào khác nhau như tiểu cầu, hồng cầu, các tế bào của hệ miễn dịch.