Tạo cơ hội để các nhà nghiên cứu trẻ nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học

GD&TĐ - Ngày 19/12, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức Hội thảo quốc gia các nhà nghiên cứu trẻ năm 2024.

Tạo cơ hội để các nhà nghiên cứu trẻ nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học

Phát biểu tại chương trình, TS Lê Hồ Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế cho biết, đây là lần thứ 5 hội thảo được tổ chức kể từ năm 2019, và đã trở thành một diễn đàn học thuật quen thuộc dành cho các giảng viên trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên trên cả nước trình bày các kết quả nghiên cứu tâm huyết của mình.

z6144867875672-452408b640c07158b44b08d128aff307.jpg
Các đại biểu tham dự chương trình.

Hội thảo năm nay đã nhận được 44 bản thảo gửi tới từ các nhà nghiên cứu, trong đó có 40 bài được nhận đăng sau khi phản biện. Các bài báo thuộc nhiều lĩnh vực như: giáo dục, văn học, lịch sử, toán học, sinh học, chính trị, pháp luật, kinh tế, du lịch, văn hóa, thể hiện sự đa dạng và phong phú trong tư duy và định hướng của các nhà nghiên cứu trẻ.

Hội thảo có sự trình bày của 2 diễn giả chính là GS.TS Nguyễn Quang Hưng - Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng (Đại học Duy Tân) và TS Lưu Anh Tuyên đến từ Trung tâm hạt nhân TP Hồ Chí Minh - Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam với một chủ đề hay, mang tính liên ngành “Ứng dụng khoa học liên ngành trong nghiên cứu khảo cổ học tại di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê và một số tích khảo cổ học khác”.

Ngoài ra, tại Hội thảo cũng diễn ra 2 phiên song song với nhiều bài báo cáo khoa học chuyên sâu, tạo cơ hội để các nhà khoa học trẻ, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên giao lưu, học hỏi; từ đó có thể khởi nguồn cho các ý tưởng, sáng kiến góp phần nâng cao năng lực và phát triển cộng đồng nghiên cứu khoa học.

z6144868721378-0e0e1577bd1c4450f1714df9e917e90f.jpg
Báo cáo viên trình bày tham luận tại Hội thảo.

Trường Đại học Sư phạm Huế, thành lập năm 1957, trải qua gần 60 năm hình thành và phát triển. Kế thừa tinh thần đoàn kết, tận dụng mọi thế mạnh và tiềm năng, nhà trường đã không ngừng vươn lên, khẳng định vị thế là trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của khu vực miền Trung, Tây Nguyên cũng như cả nước.

Nhà trường đã đào tạo hàng chục ngàn giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, nhiều người hiện đang giữ những vai trò quan trọng trong ngành giáo dục và các tổ chức Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Không chỉ chú trọng giảng dạy, Trường Đại học Sư phạm Huế còn là trung tâm nghiên cứu khoa học xuất sắc với hàng trăm đề tài các cấp và hàng trăm bài báo khoa học quốc tế thuộc danh mục WebOS (Web of Science), và SCOPUS được đội ngũ giảng viên và người học của nhà trường thực hiện hàng năm. Những thành quả đó đã tạo nên niềm tự hào cho các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.