Để giải đáp được thắc mắc táo bón ăn gì, trước hết cần biết các triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Triệu chứng táo bónTáo bón xảy ra do đại tràng hấp thụ quá nhiều nước từ chất thải, làm khô phân khiến phân trở nên cứng và khó đẩy ra khỏi cơ thể. Khi thức ăn thường di chuyển qua đường tiêu hóa, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ. Phần còn lại sẽ di chuyển từ ruột non đến ruột già. Đại tràng hấp thụ nước từ các chất thải này, tạo ra một chất rắn gọi là phân.
Khi bị táo bón, thức ăn có thể di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa. Điều này giúp đại tràng có thêm thời gian để hấp thụ nước từ chất thải khiến phân trở nên khô cứng hơn.
Phần chất thải sau khi thức ăn được hấp thu di chuyển đến ruột già.
Táo bón được định nghĩa là tình trạng đi tiêu phân khô, cứng hoặc vón cục ít hơn 3 lần một tuần kèm theo:
- Việc đại tiện gây đau và khó đẩy phân ra ngoài
- Một số người sẽ có cảm giác chưa đi tiêu hết trong ruột
- Có cảm giác chướng bụng, đầy hơi
- Một số trường hợp rặn mạnh dẫn đến chảy máu.
Táo bón là một trong những triệu chứng tiêu hóa phổ biến nhất. Ở lứa tuổi nào cũng có thể bị táo bón. Tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ bị táo bón cao hơn như người lớn tuổi ít hoạt động, trao đổi chất chậm hơn và sức mạnh co cơ dọc đường tiêu hóa kém hơn so với khi còn trẻ.
Với phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh con cũng dễ bị táo bón do những thay đổi trong nội tiết tố và do thai nhi chèn ép vào ruột, làm chậm quá trình di chuyển của phân.
Nguyên nhân gây táo bónCó nhiều nguyên nhân gây ra táo bón như: chế độ ăn, lối sống, sử dụng thuốc, tình trạng bệnh lý và mang thai.
Chế độ ăn và lối sống- Ăn thực phẩm ít chất xơ
- Ăn/uống một lượng lớn sữa hoặc phô mai
- Uống không đủ nước
- Không tập thể dục, ít vận động
- Thay đổi thói quen thường ngày, chẳng hạn như đi du lịch ăn uống hoặc đi ngủ vào những thời điểm khác nhau
- Căng thẳng thường xuyên
- Kìm nén đi đại tiện
Chế độ ăn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra táo bón. Chính vì vậy, bị táo bón nên ăn gì và táo bón không nên ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt để cải thiện tiêu hóa.
Uống không đủ nước sẽ gây táo bón.
Các loại thuốc có thể gây táo bón bao gồm:
- Thuốc giảm đau mạnh như thuốc có chứa codeine, oxycodone, và hydromorphone
- Thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen và naproxen
- Thuốc chống trầm cảm, bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng
- Thuốc kháng axit có chứa canxi hoặc nhôm
- Thuốc sắt
- Thuốc trị dị ứng, chẳng hạn như thuốc kháng histamine
- Một số loại thuốc huyết áp, bao gồm thuốc chẹn kênh canxi và thuốc chẹn beta
- Thuốc điều trị tâm thần, như clozapine và olanzapine
- Thuốc chống co giật/động kinh, chẳng hạn như phenytoin và gabapentin
- Thuốc chống buồn nôn, như ondansetron
Các vấn đề sức khỏe và tình trạng cơ thể có thể gây táo bón bao gồm:
- Các vấn đề về nội tiết, như tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), tiểu đường, urê huyết, tăng canxi huyết.
- Ung thư đại trực tràng
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Bệnh túi thừa
- Rối loạn thần kinh bao gồm chấn thương tủy sống, đa xơ cứng, bệnh Parkinson và đột quỵ
- Hội chứng đại tràng co bóp kém và giữ lại phân
- Tắc ruột
- Các khiếm khuyết về cấu trúc trong đường tiêu hóa (như lỗ rò, viêm đại tràng co thắt, lồng ruột, dị tật hậu môn)
- Các bệnh đa cơ quan, chẳng hạn như bệnh amyloidosis, bệnh lupus và bệnh xơ cứng bì
- Thai kỳ: sự gia tăng của các hormon khi mang thai như estrogen và progesteron, cùng với việc tử cung phát triển chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu, không gian của đường tiêu hóa bị hẹp lại khiến thức ăn chậm di chuyển gây táo bón.
Trường hợp táo bón nhẹ và vừa hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng cách cải thiện chế độ ăn uống. Vậy táo bón nên ăn gì để mau khỏi?
Hãy cùng điểm qua một số thực phẩm thông dụng nhưng hiệu quả không ngờ:
Táo bón rất dễ cải thiện bằng cách tăng chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày. Chất xơ có hai loại, loại hòa tan trong nước và loại không hòa tan. Chất xơ hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, làm mềm phân giúp phân có thể dễ dàng di chuyển trong đường tiêu hóa hơn.
Chất xơ không hòa tan giúp phân đào thải nhanh hơn qua đường ruột. Nên bổ sung khoảng 20 – 35g chất xơ hàng ngày để giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ hỗ trợ giảm táo bón như: rau xanh, ngũ cốc, bơ, táo, khoai lang…
Sữa chua chứa lợi khuẩn rất tốt cho sức khỏe của đường ruột và hệ tiêu hóa. Các lợi khuẩn này giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, làm mềm phân trong trường hợp táo bón. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn 180 ml sữa chua này mỗi sáng trong 2 tuần đã giúp chất thải di chuyển qua ruột nhanh hơn ở những người bị táo bón mạn tính.
Ăn sữa chua giúp tiêu hóa tốt, tăng cường nhu động ruột.
Dầu ô liu có tác dụng nhuận tràng nhẹ, tăng nhu động ruột và giảm táo bón. Dầu oliu cũng chứa các hợp chất giúp cải thiện tiêu hóa và có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy dầu ô liu giúp giảm táo bón ở những người đang chạy thận nhân tạo.
Hệ vi sinh đường ruột có khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Ở trạng thái cân bằng, lợi khuẩn chiếm 85% và hại khuẩn chiếm khoảng 15%. Lợi khuẩn làm tăng độ nhớt cho phân, giúp phân dễ dàng được tống ra ngoài theo sự co bóp của nhu động ruột, bên cạnh đó giúp phân xốp, mềm không khô cứng.
Chính vì thế, bổ sung các chế phẩm men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn là giải pháp hiệu quả để giảm táo bón. Dạng bào tử giúp chế phẩm được bảo quản tốt hơn, bảo đảm tối đa lượng lợi khuẩn sống sót trong môi trường axit dạ dày mang lại hiệu quả tối ưu.
Men vi sinh Bio Vigor là một trong những chế phẩm men vi sinh giúp bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa được cả người lớn và trẻ em ưa chuộng
Chuyển giao công nghệ từ Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc,. Mỹ
- Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn châm tiêu, phân sống.