Táo bón mãn tính không chỉ gây khó chịu, đầy chướng bụng mà còn ảnh hưởng lớn đến công việc, cuộc sống, tốn nhiều thời gian và tài chính. Đặc biệt có những trường hợp bị táo bón liên tục trong nhiều năm.
Táo bón kinh niên được định nghĩa ở mỗi người lại khác nhau. Một số người táo bón mãn tính là khi không đi tiêu đều đặn trong vài tuần liên tục. Đối với một số người khác thì táo bón mãn tính nghĩa là rất khó để đẩy phân ra ngoài. Một số người khác thì táo bón là lúc nào cũng muốn đi tiêu nhưng dù ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài vẫn không đi được.
Người bị táo bón mãn tính sẽ đi ngoài phân cứng, thành khuôn, phân nhỏ như phân dê hoặc kết hợp cả phân cứng lẫn phân nhỏ thành khuôn.
Định nghĩa chung về táo bón mãn tính là đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần và kéo dài quá 3 tháng. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng nhiều người bị táo bón mãn tính sẽ không nhận ra được tình trạng của họ nên định nghĩa trở nên không chính xác.
Táo bón là hiện tượng đi ngoài dưới 3 lần một tuần.
Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình từng bị táo bón mãn tính có thể dẫn tới lo lắng hoặc mệt mỏi do lo sợ mắc bệnh. Không chỉ nỗi lo gây ra vấn đề mà ngay cả việc bị táo bón kéo dài cũng có thể khiến bạn bị suy nhược cơ thể. Táo bón sẽ làm chậm năng suất làm việc và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.
Xác định một số thông tin sai lầm về táo bón và sự thật giúp bạn và người thân không còn quá lo lắng về tình trạng này.
Lầm tưởng 1: Nếu bạn không đi tiêu mỗi ngày một lần thì chắc chắn bạn bị táo bón.
Sự thật: Chỉ dưới 50% người đi tiêu đều đặn mỗi ngày một lần.
Lầm tưởng 2: Đi tiêu ít hơn 5 hoặc 6 lần mỗi tuần được coi là táo bón mãn tính.
Sự thật: Chỉ có 95% người trưởng thành đi tiêu từ 3 – 21 lần mỗi tuần. Những ai đi tiêu trong phạm vi này thì vẫn là bình thường chứ không phải bị táo bón.
Lầm tưởng 3: Khi bị táo bón mãn tính sẽ dẫn tới độc tố tích tụ nhiều trong ruột.
Sự thật: Trái với suy nghĩ của nhiều người, không có bằng chứng nào cho thấy chất độc tích tụ trong ruột khi bị táo bón hoặc đi tiêu không liên tục dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, nếu như bạn đã dùng thuốc nhuận tràng, chất xơ thì cần đi khám để phát hiện nguyên nhân táo bón.
Lầm tưởng 4: Số lần đi tiêu sẽ tăng lên khi tuổi tăng lên.
Sự thật: Thực tế, số lần đi tiêu sẽ giảm dần khi tuổi tác tăng lên.
Lầm tưởng 5: Táo bón mãn tính không ảnh hưởng tới nhiều người.
Sự thật: Thực tế thì có khoảng 12% người trên toàn thế giới bị táo bón mãn tính.
Lầm tưởng 6: Nếu bạn ăn uống đúng cách, tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước thì sẽ không bao giờ bị táo bón mãn tính.
Sự thật: Đôi khi một số vấn đề sức khỏe hoặc tâm lý có thể gây ra tình trạng táo bón mãn tính. Một số ảnh hưởng tâm lý như: mất cha/mẹ, cha mẹ ly hôn,… có thể gây ra táo bón mãn tính ở trẻ em và người trưởng thành. Táo bón cũng có thể do một số bệnh lý tiềm ẩn như: nồng độ hormone tuyến giáp giảm, bệnh đại tràng co thắt,…
Nguyên nhân phổ biến gây táo bón mãn tính
Thức ăn từ miệng xuống dạ dày, dạ dày co bóp rồi đẩy xuống ruột. Ruột sẽ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ thức ăn. Thông thường quá trình này sẽ tiếp diễn cho đến khi hình thành phân. Ruột co bóp liên tục để giúp tống phân ra ngoài cơ thể.
Táo bón thường đi ngoài phân cứng nên có giả thuyết cho rằng phân bị hấp thụ quá nhiều nước nên dẫn tới khô và cứng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu rõ nguyên nhân chính xác gây táo bón. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ bị táo bón mãn tính nếu gặp phải các tình trạng sau:
Ăn ít rau xanh và hoa quả sẽ dễ dẫn đến táo bón.
Nếu bạn bị táo bón mãn tính thì có thể là do chế độ ăn làm ảnh hưởng đến đường ruột.
Chế độ ăn dễ dẫn đến táo bón khi:
- Ăn nhiều thịt và các sản phẩm từ sữa
- Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo và đường
- Ít ăn thực phẩm chứa chất xơ
- Không uống đủ nước và các chất lỏng khác
- Uống quá nhiều rượu hoặc cà phê
- Không tập thể dục.
Bạn hãy thay đổi một vài thói quen sống để xem có cải thiện chứng táo bón của mình hay không. Ví dụ như:
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn như: trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt
- Uống bổ sung chất xơ pha với nước mỗi ngày
- Bổ sung men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
- Hoạt động thể chất trong 30 phút mỗi ngày, như đi bộ, chạy bộ
- Đi nặng ngay khi có nhu cầu.
Mắc bệnh gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa
Khi bạn đã thay đổi chế độ ăn và tập thể dục thường xuyên mà triệu chứng táo bón vẫn không thuyên giảm thì nên đi khám để xem liệu có phải táo bón là do bệnh lý nào đó gây ra hay không.
Táo bón mãn tính có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh sau:
Viêm đại tràng
Táo bón có thể là kết quả của một bệnh đường ruột gọi là viêm đại tràng hoặc đại tràng kích thích. Nguyên nhân của viêm đại tràng chưa được xác định chính xác.
Để bác sĩ chẩn đoán chính xác, người bệnh cần đi khám. Ngoài táo bón, các triệu chứng khác của viêm đại tràng bao gồm:
- Đau quặn bụng
- Đầy hơi, chướng bụng
- Táo bón, tiêu chảy lẫn lộn
- Phân có chất nhầy
Suy giáp
Khi tuyến giáp (tuyến nhỏ ở trước cổ) không sản xuất đủ hormone, có thể tác động đến quá trình trao đổi chất. Khi quá trình trao đổi chất diễn ra chậm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiêu hóa dẫn đến táo bón.
Các triệu chứng của suy giáp thường phát triện chậm theo thời gian. Ngoài táo bón mãn tính, người bị suy giáp cũng sẽ gặp phải một số triệu chứng:
- Mệt mỏi
- Nhạy cảm khi trời lạnh
- Da khô
- Tóc mỏng
- Móng tay giòn
- Tăng cân không rõ nguyên nhân
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ là gây ra táo bón
Táo bón mãn tính có thể liên quan tới các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để điều trị bệnh. Một số loại thuốc có thể gây táo bón như sau:
Thuốc giảm đau opiate, như thuốc codeine và morphine
Thuốc chẹn kênh canxi cho người bệnh cao huyết áp và bệnh tim
Thuốc kháng cholinergic sử dụng để điều trị co thắt cơ
Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Thuốc dùng để trị bệnh Parkinson
Canxi bổ sung đường uống
Bổ sung sắt để điều trị thiếu máu
Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi về tần suất và tính chất phân khi đi tiêu khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để tìm giải pháp.
Bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc, chuyển loại thuốc mới hoặc kê loại thuốc bổ sung để kiểm soát triệu chứng táo bón.
Thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 – điều trị hiệu quả khi bị táo bón kinh niên do viêm đại tràng
Tùy từng nguyên nhân gây ra táo bón mà người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau để bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Đặc biệt đối với người bị táo bón thường xuyên do nguyên nhân từ bệnh viêm đại tràng hay đại tràng co thắt có thể sử dụng thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bắt nguồn từ bài thuốc bí truyền của một lương y ở Hà Nội hiện bài thuốc Đông y Đại Tràng đã được sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO thành dạng viên nén tiện dụng. Thuốc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
Bạn bị:
Viêm đại tràng.
Viêm ruột cấp, mãn tính.
Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/dai-trang-nhat-nhat-tri-viem-dai-trang.html
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo thuốc: 0495b/14/QLD-TT