Tăng tốc sao chép dữ liệu vào các thiết bị lưu trữ gắn ngoài

Chỉ cần tinh chỉnh một vài tính năng của máy tính và đĩa là giảm được thời gian chờ, đôi khi còn nhanh hơn cả dùng các phần mềm tăng tốc copy.

Tăng tốc sao chép dữ liệu vào các thiết bị lưu trữ gắn ngoài

Hầu hết người dùng máy tính đều thực hiện thường xuyên việc sao chép dữ liệu từ đĩa cứng vào đĩa flash USB, thẻ nhớ, đĩa cứng gắn ngoài... hoặc ngược lại.

Khi đó, nếu gặp phải những dữ liệu lớn lên đến vài trăm MB hoặc cả GB, thậm chí cả TB thì có khi bạn phải chờ cả giờ đồng hồ. 

Thật ra, bạn chỉ cần tinh chỉnh một vài tính năng của máy tính và đĩa là giảm được thời gian chờ, đôi khi còn nhanh hơn cả dùng các phần mềm tăng tốc copy. 

Thiết lập hiệu suất tốt nhất cho đĩa flash USB

Ở thiết lập mặc định, hệ điều hành Windows kích hoạt tính năng Quick removal trong quá trình sử dụng đĩa flash USB. Tính năng này đã vô hiệu hóa bộ nhớ đệm khi ghi dữ liệu, đồng thời giúp cho việc ngắt ngay kết nối giữa thiết bị với máy tính mà không cần phải sử dụng lệnh Safely Remove Hardware.

Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế là làm chậm tốc độ truyền tải. Để vô hiệu hóa tính năng nói trên, bạn gắn thiết bị di động vào máy tính rồi bấm chuột phải lên biểu tượng My Computer và chọn Properties, bấm thẻ (hoặc hàng chữ) Device Manager.

Trong cửa sổ hiện ra, bạn bấm chuột vào hàng chữ Disk Drives, rồi bấm đúp chuột lên hàng chữ tên đĩa vừa cắm vào; bấm thẻ Policies, bấm chọn hàng chữ Better performance, và đánh dấu chọn trước hàng chữ Enable write caching on the device (một số thiết bị có thể không hỗ trợ tùy chọn này), xong bấm OK.

Lưu ý: Một khi đã kích hoạt tính năng Better performance thì bạn phải nhớ tắt thiết bị lưu trữ trước khi rút ra khỏi cổng USB của máy tính, tức là bạn phải bấm vào biểu tượng kết nối USB trên khay đồng hồ và chọn Safely Remove Hardware, bằng không có thể đĩa USB bị mất dữ liệu.

Đơn giản hơn, bạn hãy tạo sẵn một biểu tượng (shortcut) trên màn hình Desktop để tắt cho nhanh: bấm chuột phải lên vùng trống trên màn hình Desktop, chọn New > Shortcut rồi nhập vào đường dẫn %windir%System32control.exe hotplug.dll

Thay đổi hệ thống định dạng tập tin

Việc định dạng (format) các thiết bị lưu trữ (như FAT, FAT32, NTFS...) sẽ chi phối đến hiệu suất truyền tải dữ liệu, bởi đĩa cứng được sắp xếp theo các liên cung (cluster) và dữ liệu được phân bổ trên những cluster này.

Nếu thường sao chép dữ liệu trên các máy tính chạy hệ điều hành Windows, bạn nên định dạng thiết bị lưu trữ gắn ngoài ở dạng NTFS, đây là hệ thống tập tin sử dụng kích thước phân bổ 64 KB, cho hiệu suất hoạt động tốt nhất.

Còn nếu sử dụng chúng với các máy tính xài hệ điều hành DOS, Mac X, Linux, hoặc các thiết bị đa phương tiện thì FAT32 là sự lựa chọn phù hợp. 

Để thay đổi định dạng hệ thống tập tin cho một thiết bị lưu trữ, trước tiên bạn hãy sao lưu mọi dữ liệu đang có trên thiết bị đó sang một thiết bị khác: mở cửa sổ My Computer, copy tất cả dữ liệu đang có trên đĩa fl ash USB (thẻ nhớ, hay đĩa cứng gắn ngoài) cần thực hiện vào một thư mục (folder) nào đó trên đĩa cứng của máy tính.

Sau đó, bấm chuột phải vào ổ đĩa USB và chọn Format; bấm mục File system để chọn định dạng hệ thống tập tin phù hợp và kích thước đơn vị cấp phát nhỏ nhất, đánh dấu chọn trước chữ Quick Format, rồi bấm nút Start để bắt đầu.

 Vô hiệu hóa Legacy Mode trong BIOS

Tốc độ truyền tải dữ liệu chậm còn có thể do một nguyên nhân là tính năng Legacy Mode trên BIOS đang được kích hoạt. Tính năng này giúp các thiết bị USB cũ có thể tương thích tốt với máy tính, nhưng nó sẽ làm hạn chế tốc độ truyền tải dữ liệu.

Tùy thuộc vào từng loại mainboard, cách vô hiệu hóa tính năng này sẽ khác nhau. Thường thì, bạn bấm phím Delete (hoặc F1, F2, F12, Esc...) ngay sau khi mở máy tính để vào màn hình thiết lập BIOS của mainboard. 

Trong màn hình BIOS, bạn tìm mục Advanced (hoặc Drives), rồi tìm tiếp mục Legacy USB Support. Nếu thấy nó đang được bật (Enable), bạn hãy vô hiệu hóa nó (Disable).

Nếu chưa tìm thấy các mục này trong BIOS, bạn có thể tìm kiếm hỗ trợ trên website của hãng sản xuất mainboard, hoặc tìm kiếm trên mạng Internet. Khi vô hiệu hóa tính năng này, các thiết bị ngoại vi đời cũ sẽ không thể hoạt động được trên máy tính của bạn.

 Nâng cấp lên USB 3.0

Đây là một chuẩn kết nối USB mới, xuất hiện cách đây vài năm, nhưng hiện tại người dùng vẫn ưa chuộng USB 2.0, bởi lẽ giá của các thiết bị hỗ trợ kết nối 3.0 vẫn còn khá đắt.

Do vậy, khi mua laptop hoặc mainboard để ráp máy tính để bàn, bạn nên quan tâm đến số lượng cổng USB 3.0 (cổng USB có phần lõi màu xanh), nhất là những ai đang có dự định mua các thiết bị lưu trữ mới.

Theo KHPT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ