Tăng thuế thuốc lá: Lợi cả đôi đường

GD&TĐ -Thuế là một phần không thể thiếu của ngân sách Nhà nước. Lâu nay, việc tăng thuế luôn là mối quan tầm hàng đầu của người dân cũng như các chuyên gia. Có những loại thuế khi đưa ra, đề xuất tăng không nhận được sự đồng tình của dư luận, ngược lại, có loại thuế được người dân khuyến khích. Tăng thuế thuốc là một trong số đó, bởi nó không chỉ làm tăng ngân sách mà còn giảm tình trạng hút thuốc trong cộng đồng, đặc biệt là thanh thiếu niên.  

Tăng thuế thuốc lá có thể là áp lực làm giảm lượng người tiêu thụ
Tăng thuế thuốc lá có thể là áp lực làm giảm lượng người tiêu thụ

Thu không đủ bù chi

Thuốc lá là một trong những sản phẩm luôn được khuyến cáo không nên hoặc hạn chế sử dụng trong cộng đồng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, thuốc lá dần trở thành “bạn thân” với nhiều người, từ già đến trẻ, nam giới lẫn phụ nữ. Thuốc lá là bạn thân bởi nó đồng hành với người sử dụng trong mọi hoàn cảnh, khi vui lẫn lúc buồn.

Việt Nam không phải ngoại lệ. Cuộc sống thay đổi, phần lớn người dân chuyển thói quen từ hút thuốc lào sang thuốc lá. Ngày nay, thuốc lá phổ biến tới cả giới trẻ, trẻ vị thành niên. Theo thống kê của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ cao nhất về hút thuốc lá ở nam giới và phơi nhiễm với khói thuốc ở môi trường trong nhà.

Năm 2015, số nam giới nước ta hút thuốc ở mức 45,3%. Con số trên đồng nghĩa với việc trung bình cứ 2 nam giới trưởng thành thì có 1 người hút thuốc. Bên cạnh đó, cả nước có gần 16 triệu thanh niên trên 16 tuổi hút thuốc. Số người hút thuốc tăng nhanh khiến nhiều người khác vạ lây. Có khoảng 28 triệu người không hút thuốc những hàng ngày phải tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và 5,9 triệu người hít phải khói thuốc nơi làm việc.

Thuốc lá và khói thuốc, lâu nay được khoa học chứng minh như một thứ chất độc âm thầm giết người. Khói thuốc lá với hơn 7 ngàn hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Trên thế giới và cả Việt Nam đều ghi nhận bệnh liên quan đến thuốc lá, được chia thành 4 nhóm (ung thư, tim mạch, hô hấp, bệnh về sinh sản và sinh dục ở hai giới). Có thể nói, những tổn thất liên quan đến thuốc lá không hề nhỏ. Mỗi năm, nước ta có xấp xỉ 40.000 ca tử vong vì các bệnh do thuốc lá gây ra. Con số này sẽ tăng lên gần gấp đôi vào năm 2030 nếu chúng ta không thực hiện mạnh mẽ các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả.

Mức thuế được khuyến cáo là tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc, bên cạnh biểu thuế hiện hành. Với mức tăng này, tỷ lệ hút thuốc giảm 6,5%, tương đương với việc 1,8 triệu người sẽ bỏ thuốc đồng nghĩa với việc tránh được 900.000 ca tử vong sớm trong tương lai và tăng thu cho ngân sách 10.700 tỷ đồng.

Ngoài hậu quả với người hút thuốc, thuốc lá gây nhiều hệ lụy với người ngửi phải khói thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chính các em cũng bị tước đi các quyền học hành, vui chơi khi kinh tế gia đình phải chi một phần cho thuốc lá. Trên lĩnh vực kinh tế, mặc dù ngành công nghiệp này đóng góp cho ngân sách một khoản không 16.000 tỷ đồng trong năm 2015), nhưng con số trên không đủ để bù đắp những thiệt hại mà người dân và xã hội phải bỏ ra cho những tổn thất về sức khỏe và kinh tế.

Tăng thuế để giảm hệ lụy

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, với mặt hàng như thuốc lá, rượu bia có thể áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên kịch trần để tăng thu ngân sách và giảm số người tiêu thụ ở mức nguy hại tới sức khỏe.

Nói vậy để thấy rằng, tăng thuế với mặt hàng này không phải chuyện lạ và hợp với xu thế thế giới. Việt Nam cũng trải qua 3 lần tăng thuế thuốc lá vào các năm 2006, 2008 và 2016. Tuy nhiên, đến nay, giá thuốc lá ở Việt Nam vẫn thuộc nhóm thấp so với thế giới và trong khu vực. Hiện mức thuế thuốc lá phải chịu bằng 70% giá xuất xưởng nhưng tính theo giá bán lẻ, giá thuốc lá ở nước ta vẫn thấp (chiếm 35,6%). Trong khi đó, thu nhập ngày một tăng, giá thuốc trở nên rẻ, nhiều người có cơ hội mua thuốc lá và sử dụng chúng. Đây là lý do tại sao dù có nhiều chương trình can thiệp nhưng số người hút thuốc giảm không như kỳ vọng.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành dẫn kinh nghiệm từ các nước cho thấy, tăng thuế thuốc lá là biện pháp duy nhất để giảm tác hại của chúng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thuế thuốc lá tăng làm sao để đảm bảo chiếm 70% hoặc hơn trong giá bán lẻ mới thực sự tác động đến kinh tế nhiều người. Tăng thuế thuốc lá có thể thực hiện từ từ, từng năm một để theo kịp tốc độ tăng thu nhập.

“Như vậy, tăng thuế thuốc lá sẽ làm giảm số người tiêu thụ nhưng không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước. Mặt khác, nguồn ngân sách này còn được hưởng lợi bởi tiết kiệm được một khoản hàng năm phải chi cho y tế trong việc điều trị bệnh liên quan đến thuốc lá…” - PGS.TS Nguyễn Đức Thành nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

GD&TĐ - Không biết từ bao giờ, con người trở nên hung hăng, luôn giải quyết mâu thuẫn bằng những hành vi phi nhân tính.

Hyun Bin thừa nhận nghiện vợ con

Hyun Bin thừa nhận nghiện vợ con

GD&TĐ - Hyun Bin đã chia sẻ suy nghĩ của mình về cuộc sống hôn nhân và đưa ra cái nhìn sâu sắc hơn về những thay đổi mà anh trải qua kể từ khi kết hôn.