Trong đó, tổ chức quán triệt, thực hiện có hiệu quả các quy định về đạo đức nhà giáo được nêu trong các văn bản: Chỉ thị 3131 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên và Công văn số 816 của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về việc một số chú ý trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên trong các cơ sở giáo dục năm học 2015 – 2016.
Tập trung thực hiện Chỉ thị số 8077 về tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo và quy định về đạo đức nhà giáo (ban hành kèm Quyết định số 16 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
Trong đó, chú trọng nhiệm vụ đánh giá, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, giúp đỡ kịp thời các giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên vượt qua khó khăn trong cuộc sống và công tác; đảm bảo trong nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục không có giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn, nghiệp vụ.
Đồng thời, phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, các tổ chức, đoàn thể trong tuyên truyền, vận động, giáo dục nhà giáo; triển khai các chương trình hành dộng, thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước và của Bộ GD&ĐT…; phát hiện các tấm gương sáng, điển hình về đạo đức nhà giáo, định kỳ tổ chức các hoạt động tôn vinh các nhà giáo và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu chủ động nắm bắt kịp thời các thông tin về việc vi phạm đạo đức nhà giáo, đồng thời giải quyết kịp thời các phản ánh, khiếu nại, tố cáo các vi phạm về đạo đức nhà giáo theo thẩm quyền.
Đối với các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo, lãnh đạo các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục cần có biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng quy định của nội quy, quy chế, pháp luật và nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị, các đoàn thể có nhà giáo, cán bộ quản lý vi phạm đạo đức nhà giáo.