Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non

Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non

(GD&TĐ) - Sáng ngày 19/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã chủ trì hội nghị khởi động triển khai dự án "Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non".  Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, Viện thuộc Bộ GD&ĐT, các Sở, Phòng GD&ĐT của 63 tỉnh thành trong cả nước và đại diện Ngân hàng Thế giới, các tổ chức quốc tế.

z
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cùng đại diện tổ chức quốc tế trao đổi về dự án

Dự án được phê duyệt theo hiệp định tài trợ giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB). Dự án gồm 2 hợp phần: Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ  và Xây dựng năng lực và thực hiện chính sách giáo dục mầm non quốc gia. 

Việc đánh giá khả năng sẵn sàng đến trường của trẻ căn cứ vào 5 lĩnh vực phát triển của trẻ: Sức khoẻ và thể chất, phát triển năng lực xã hội, sự trưởng thành tình cảm, kỹ năng ngôn ngữ và phát triển nhận thức, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung. Bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ theo 4 mứcđộ: Bị thiếu hụt ít nhất một lĩnh vực phát triển, có nguy cơ bị thiếu hụt, sẵn sàng và rất sẵn sàng đến trường.

Tại Hội nghị, báo cáo của đại diện của WB và các Vụ thuộc Bộ GD&ĐT đã giới thiệu các nội dung, cách thức triển khai các hợp phần của dự án, về cơ chế giải ngân của dự án và hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng chuyên môn mới cho CBQL và GV mầm non giai đoạn 2013 - 2015 cùng các  tiêu chí tự đánh giá trường mầm non và các công cụ kiểm định chất lượng...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh vai trò của GDMN trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao của đất nước và dự án được "thiết kế" để hỗ trợ thực hiện  các chương trình đã được Chính phủ phê duyệt do đó việc gắn kết thực hiện dự án với các chương trình phát triển KT-XH là cơ sở quan trọng để dự án thành công. 

Do cơ chế đặc thù của dự án nên việc quan trọng là phải thống nhất được cách thức thu thập số liệu, thống kê những con số đánh giá trẻ MN đảm bảo độ chính xác cao, đầy đủ và xây dựng hoàn chỉnh báo cáo đánh giá kết quả thực hiện từ cơ sở đến cấp trung ương. 

Thứ trưởng đề nghị Ban chỉ đạo dự án tổ chức tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho ngành GD&ĐT ở các địa phương để việc giải ngân trôi chảy vì việc giải ngân dù mang tính kỹ thuật nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hoạt động của dự án. Thứ trưởng cũng yêu cầu các cơ quan đầu mối của Bộ GD&ĐT và các Ban ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời để các địa phương đảm bảo kết quả thực chất. Làm thật tốt thì nhiều trẻ em được thực sự hưởng lợi từ dự án này và đây cũng chính là bằng chứng thể hiện cam kết sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả  nhất.

 Lãnh đạo các Sở GD&ĐT cần tham mưu, đề xuất  với cấp uỷ , chính quyền để tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cải thiện CSVC cho các nhà trường  vì dự án tập trung hỗ trợ trẻ em và đội ngũ giáo viên. Do đó vấn đề đầu tư cải thiện điều kiện CSVC  phải được lồng ghép từ nhiều nguồn lực khác, từ nhiều chương trình phát triển KT-XH đang được triển khai ở các địa phương. Việc triển khai dự án thành công đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào các địa phương, do đó cần sự cam kết  phấn đấu đến 2016 khi dự án kết thúc sẽ hỗ trợ đạt được những mục tiêu phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi.

Kỳ Vũ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ai Cập cảnh báo nghiêm khắc Israel

Ai Cập cảnh báo nghiêm khắc Israel

GD&TĐ - Ai Cập có thể xem xét hạ cấp quan hệ với Israel nếu nước này tiếp tục thực hiện chiến dịch quân sự ở thành phố Rafah, cực nam của Gaza, giáp với Ai Cập.
(Minh họa/INT)

Lo ngại trước thời tiết cực đoan!

GD&TĐ - Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, 4 tháng đầu năm 2024, thời tiết trên cả nước đã có những diễn biến bất thường.