Tăng cường công tác an toàn trường học phòng, chống dịch bệnh năm học mới

GD&TĐ -  Sở GD&ĐT Hà Nội tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học và phòng, chống dịch bệnh năm học 2018 -2019.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Sở GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền cho học sinh, giáo viên các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chú trọng dịch sởi, cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng.

Hàng ngày, theo đõi, giám sát sĩ số và diễn biến tình hình sức khỏe học sinh, giáo viên phát hiện sớm trường hợp mẳc bệnh. Tất cả các trường hợp mắc bệnh dịch phải nghỉ học, nghỉ làm việc và đen cơ sở y tể để được khám, điều trị và thực hiện cách ỉy, chăm sóc y tế theo hướng dẫn.

Khi có bệnh dịch xảy ra tại trường học, phải phối hợp với cơ quan y tế địa phương giám sát, xử lý ổ dịch và thực hiện thông tin, báo cáo theo qui định.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố phải huy động cán bộ, giáo viên học sinh tổ chức tông vệ sinh môi trường, thu gom phê liệu, rác thai....

Duy trì vệ sinh phòng học, lớp học hàng ngày, tổng vệ sinh toàn trường hàng tuần. Tháo dỡ các biển quảng cáo, rao vặt, phối hợp với chính quyền địa phương giải tỏa hàng quán và đảm bảo trật tự an toàn giao thông xung quanh cổng trường.

Thực hiện cung cấp đủ nước ăn uống, sinh hoạt; đảm bảo các điều kiện nhà vệ sinh trường học và công tác an toàn thực phẩm.

Các cơ sở giáo dục có bếp ăn tập thể, căng tin írườne học phải rà soát, bổ sung ngay cơ sở vật chất, trang thiêt bị hồ sơ pháp lý...đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phâm và tiến hành tổng vệ sinh bếp ăn, nhà ăn, căng tin trước khi tổ chức phục vụ học sinh, giáo viên không để xảy ra sự cố an toàn thực phẩm trong nhà trường.

Kiểm tra cơ sở vật chất như: tường bao, móng, trần, tường, cống rãnh, mảng, cây xanh... hệ thống điện phát hiện các nguy cơ mất an toàn có biện pháp khắc phục kịp thời, không để xảy ra tai nạn thương tích trong trường học. Rà soát các điều kiện chiếu sáng, bàn, ghế, bảng...đảm bảo đúng quy định.

Đối với công tác bảo đảm an ninh trường học, 100% học sinh, phụ huynh cam kết nghiêm chỉnh chất hành Luật giao thông trong đó chú trọng việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy, xe đạp điện tham gia giao thông.

Cùng với đó tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông do Bộ GD&ĐT, UBND Thành phố phối hợp tổ chức, triển khai chương trình truyền thông “Vì An toàn giao thông Thủ đô năm 2018” với hình thức thi trắc nghiệm trên Internet từ tháng 9 đến hết tháng 11/2018.

Với các trường tiểu học bố trí cán bộ nhận đủ và tổ chức trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 ngay từ đầu năm học theo kế hoạch.

Cùng với đó, tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, tổ chức tuyên truyên trong cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng pháo.

Các đơn vị thống nhất và có kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh khi tổ chức các hoạt động tham quan, ngoại khóa và cần có kế hoạch cụ thê để báo cáo cơ quan quản lý giáo dục cấp trên, trong công tác tổ chức phải đảm bảo hiệu quả và tuyệt đối an toàn cho thầy và trò.

Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại trẻ em cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong nhà trường.

Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tuyên truyền để cha mẹ học sinh thấy rõ trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục giới tính và bảo vệ con em mình phòng tránh nguy cơ bị xâm hại.

Cùng với đó, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm tạo điều kiện cho học sinh được nâng cao nhận thức, kiến thức về giáo dục giới tính, kỹ năng biện pháp tự bảo vệ mình tránh khỏi các tình huống bạo lực, xâm hại.

Các trường cần tăng cường công tác bảo vệ, kiểm soát chặt chẽ khách đến liên hệ công tác người lạ vào trường học. Giám sát phương tiện xe cơ giới ra vào trường học, đặc biệt vào các thời điểm có học sinh hoạt động và vui chơi trong khuôn viên nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.