Một trong những nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra là tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, nhân cách lối sống; quản lý học sinh, có biện pháp theo dõi, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các vụ việc học sinh tổ chức đánh nhau.
Nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của tình trạng bạo lực học đường. Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh trong và ngoài nhà trường.
Tổ chức cho học sinh toàn trường được học tập, thảo luận về nội quy, quy định của nhà trường về quyền và nhiệm vụ của học sinh, trong đó đặt yêu cầu cao đối với học sinh trong việc thực hiện và chấp hành các quy định của Pháp luật.
Chú ý nghiêm cấm học sinh gây gổ đánh nhau, kéo băng kết nhóm với thanh thiếu niên ngoài nhà trường; nghiêm cấm việc tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và các loại hung khí có khả năng gây sát thương cao; nghiêm cấm việc tự ý tổ chức đi chơi picnic, dã ngoại, tắm ao hồ, sông suối.
Phát tán lên Internet những thông tin không lành mạnh, tham gia các trò chơi nguy hiểm, kích động bạo lực; nghiêm cấm tham gia đánh bài bạc, cá độ và các tệ nạn xã hội.
Thông qua hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm, nhà trường phổ biến và triển khai tới toàn thể cha mẹ học sinh những nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến học sinh.
Thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý học đường; quan tâm nắm bắt tình hình tư tưởng trong học sinh. Quan tâm việc giáo dục cho học sinh những kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử và giải quyết mâu thuẫn.
Chú trọng công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh. Xây dựng nhà trường có môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn.
Cán bộ tư vấn tâm lý học đường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội, giáo viên bộ môn GDCD và các giáo viên khác cần tăng cường các hình thức sinh hoạt tổ, nhóm học sinh để nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm lý, tình cảm để có sự can thiệp kịp thời.
Đặc biệt là tránh việc gây nên những áp lực về tâm lý, gây căng thẳng cho học sinh; giúp các em học sinh giải tỏa các căng thẳng về tâm lý, là chỗ dựa tinh thần cho học sinh những lúc khó khăn.