Tăng 11,7% tỷ lệ học viên tham gia học văn hóa kết hợp học nghề

GD&TĐ - Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm học 2017-2018, tỷ lệ học viên tham gia học văn hóa kết hợp với học nghề đạt 60% trong tổng số học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT (tăng 11,7%).

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Công tác xây dựng xã hội học tập từng bước đã lan tỏa và phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cần gì học nấy của người dân, năm học 2017 - 2018 thu hút hơn 19 triệu lượt học viên đến học tập.

Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập các cấp từ thành phố đến xã, phường, thị trấn đã được thành lập và kiện toàn; các sở, ngành, đoàn thể đưa nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập lồng ghép vào công tác quản lý nhà nước. Tổ chức ký kết các chương trình phối hợp hoạt động giữa sở GDĐT với Hội Khuyến học và Bộ đội biên phòng… để triển khai có hiệu quả các mục tiêu của Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020.

Các trung tâm giáo dục thường xuyên đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch chuyên môn, tập trung đổi mới phương pháp quản lý, dạy học, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Số lượng người học các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học nghề ngắn hạn tăng mạnh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương và thực hiện hiệu quả mục tiêu Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 (Số lượt người học các chuyên đề: 18.866.476 lượt; số học viên học chương trình bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ là 1.695.448 người học và học nghề ngắn hạn là 314.159 người học).

Tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15 đến 60 là: 97,6% (mục tiêu Đề án xóa mù chữ đến năm 2020 đạt 98%), trong đó số người biết chữ trong độ tuổi 15 đến 35 chiếm tỷ lệ 98,87%; số người biết chữ trong độ tuổi từ 36 đến 60 chiếm tỷ lệ 96,1%. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ độ tuổi 15 đến 60 là 92,89%, vượt mục tiêu 2,89% (mục tiêu Đề án xóa mù chữ đến năm 2020 đạt 90%).

Cả nước huy động được 32.267 người học chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (tăng 3.881 người học so với năm học 2016 - 2017).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.