Nhắc đến hòa thân, nhiều người thường nhớ đến Vương Chiêu Quân, một trong tứ đại mỹ nhân thời xưa của Trung Quốc. Nhiều ghi chép về Vương Chiêu Quân khiến nhiều người lầm tưởng về chính sách hòa thân. Thực tế, ngoài những điểm được tô vẽ, chính sách hòa thân khiến rất nhiều nàng công chúa đau đớn, khổ sở đến cuối đời.
Đa số những nàng công chúa bị đưa đi hòa thân đều có khát vọng rất đơn sơ, đó là được sinh ra trong gia đình bình thường, được gả cho người mình yêu, không phải sinh ra trong gia đình đế vương, trở thành con cờ, thành vật hi sinh trong chính trị.
Hôm nay kể đến chuyện xưa đau lòng của một nàng công chúa, xinh đẹp tuyệt sắc, nhu thuận hiểu chuyện, thế nhưng vừa tới nhà chồng, nàng đã bị chồng chém đầu tế cờ. Đó là công chúa Nghi Phương.
Theo ghi chép, Nghi Phương công chúa là con gái của Trường Ninh công chúa, cháu ngoại của Đường Trung Tông.
Nghi Phương công chúa được biết đến có dung nhan xinh đẹp động lòng người, hơn nữa lại rất nhu thuận, cầm, kỳ, thi, họa đều hơn người. Trong đó nổi bật là tài làm thơ.
Vốn tưởng rằng với nhan sắc nổi bật, tài hoa đầy mình, Nghi Phương công chúa sẽ được hưởng cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, được gả cho gia đình môn đăng hậu đối. Chẳng ngờ, hồng nhan bạc mệnh, cuộc sống sung sướng của nàng công chúa xinh đẹp không kéo dài lâu.
Vào khoảng năm Thiên Bảo thứ 4, sau binh biến ở Huyền Vũ môn, Đường Huyền Tông Lý Long Cơ tiêu diệt bè phái của Vi hoàng hậu.
Con gái của Vi hoàng hậu là Trường Ninh công chúa cũng bị trục xuất khỏi kinh thành, con gái của Trường Ninh là Nghi Phương bị Đường Huyền Tông chính thức sắc phong là công chúa, chọn đi hòa thân, hạ giá lấy Lý Duyên Tông, con trai của Hề vương Lý Diên Sủng.
Hề tộc ở vùng Đông Bắc là một tộc rất có thực lực, trước đây đã từng phản Đường một lần, khiến nhà Đường lao đao, khốn khó. Vì vậy, mặc dù biết Hề Tộc tàn bạo lại rất dã man, thế nhưng để đạt được mục đích, Đường Huyền Tông không tiếc đem Nghi Phương công chúa xinh đẹp như hoa gả cho con trai của Hề vương.
Nhận được tin dữ, trong lòng đau khổ cùng cực, nhưng Nghi Phương công chúa không dám chống lại lệnh vua. Nàng chỉ dám thể hiện lòng mình qua những áng thơ đẫm nước mắt, khiến người đời không khỏi xót xa, thương cảm.
Không thể không nói, một chiêu này của Đường Huyền Tông thực sự vô cùng độc ác.
Đáng thương thay cho Nghi Phương công chúa, sau khi được gả cho Lý Duyên Tông, tân hôn chẳng bao lâu, còn chưa kịp động phòng, nàng đã phải xa giá theo chồng, rời Trường An về vùng Đông Bắc.
Vừa về đến địa bàn của mình, biết Đường Huyền Tông chẳng mấy coi trọng vị công chúa này, Lý Duyên Tông lập tức đem Nghi Phương công chúa ra chém đầu tế cờ, khơi gọi nhuệ khí quân sĩ, làm phản một lần nữa.
Đầu rơi máu chảy, chấm dứt một kiếp hồng nhan của nàng công chúa xinh đẹp diễm lệ, tài hoa hơn người nhưng số phận không may.