Tấm chắn phát hiện bí mật ngoại hành tinh

GD&TĐ - Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) có kế hoạch chế tạo thiết bị quan sát vành nhật hoa (coronagraph) tên là Starshard. Thiết bị có tác dụng giúp các nhà thiên văn học phát hiện các ngoại hành tinh “đặc biệt”.

Tấm chắn phát hiện bí mật ngoại hành tinh

Nói là “đặc biệt” bởi nếu dùng kỹ thuật truyền thống thì không thể quan sát được các ngoại hành tinh này.

Coronagraph có tấm chắn ánh sáng Mặt trời. Nhờ vậy, việc quan sát vành nhật hoa không phụ thuộc vào thời gian nhật thực toàn phần là khả thi. Thiết bị coronagraph còn có thể dùng để quan sát sao Chổi ở gần Mặt trời.

Starshard sẽ tham gia vào sứ mệnh New Worlds, tức là dự án nhằm che ánh sáng ở gần các ngôi sao để quan sát các hành tinh chuyển động trên quỹ đạo xung quanh những ngôi sao đó. Sứ mệnh sử dụng kính viễn vọng vũ trụ và thiết bị Starshard ở cách kính viễn vọng khoảng 40.000 km. Starshard được trang bị một tấm chắn lớn dùng để che ánh sáng từ các ngôi sao; nhờ vậy các nhà thiên văn học có thể dễ dàng quan sát trực tiếp các ngoại hành tinh có kích thước tương đương Trái đất.

Hiện tại trong kế hoạch của NASA không có các sứ mệnh bay lên các ngôi sao; còn mục tiêu chủ yếu của NASA là chế tạo coronagraph để quan sát Mặt trời.

“Thật khó hình dung khoảng cách mà chúng ta nói đến trong trường hợp sử dụng công nghệ sao” – ông Michael Bottom, kỹ sư của NASA, cho biết.

Tất cả các sai lệch có thể dẫn đến các phép đo không chính xác. Một số biến thiên nhỏ có thể được điều chỉnh nhờ các camera gắn bên trong kính viễn vọng. Nhóm của Bottom đã phát triển chương trình máy tính đặc biệt nhằm xác định xem kỹ thuật quan sát ngoại hành tinh như trên có hiệu quả hay không. Các kết quả đầu tiên tỏ ra rất khả quan.

Việc phát triển các thiết bị điều chỉnh vị trí kính viễn vọng và coronagraph cho thấy công nghệ quan sát sao và ngoại hành tinh là khả thi.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ