"Tai thỏ" có thực sự giúp tăng diện tích màn hình?

GD&TĐ - Câu trả lời phụ thuộc vào việc bạn là kiểu người "cốc nước đầy một nửa" hay "cốc nước vơi một nửa".
"Tai thỏ" có thực sự giúp tăng diện tích màn hình?

Sau khi chứng kiến một loạt các điện thoại Android có dải đen ở phía trên màn hình xuất hiện tại MWC 2018, đã có rất nhiều những tranh cãi nổ ra về lợi ích cũng như bất lợi của việc các hãng sản xuất "cắt xén" một phần màn hình.

Mục đích chính của dải đen chính là nơi đặt các cảm biến, loa thoại và camera trước, và bằng cách này thì các nhà sản xuất sẽ có thể thu gọn viền màn hình và đưa một màn hình lớn vào "cơ thể" nhỏ hơn.

Theo AndroidCentral, nói rằng dải đen này đã vấp phải những chỉ trích dữ dội của người tiêu dùng vẫn còn là quá "nhẹ nhàng" so với thực tế.

Trong khi mục tiêu chính là để mang lại thêm diện tích màn hình cho người dùng, không ít người cho rằng dải đen trông thật vướng víu và "ngứa mắt", còn phần màn hình nhỏ ở hai bên dải đen (còn được gọi là "tai thỏ" hay "sừng") là vô tác dụng.

Đây là những phản ứng khá dễ hiểu. Với một dải đen có kích thước lớn như trên iPhone X, các biểu tượng hệ thống cũng như thông báo sẽ bị mất chỗ - nhất là khi đa số các điện thoại có "tai thỏ" ngày nay đều chuyển vị trí đồng hồ sang phía bên trái, nơi các biểu tượng thông báo thường được đặt.

Không gian bên phải dành cho các biểu tượng Wi-Fi và Bluetooth cũng bị thu hẹp lại đáng kể, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể nhìn thấy một số thông tin nhất định.

Ví dụ, trên iPhone X, biểu tượng pin luôn được đặt ở góc trên bên phải, nhưng bạn sẽ phải vuốt xuống Control Center để có thể kiểm tra chính xác số phần trăm pin còn lại.

Có thể đó cũng là lý do tại sao phần lớn các nhà sản xuất Android đang cố gắng thu hẹp phần dải đen xuống kích thước bé nhất có thể.

Chiếc điện thoại P20 Pro mới ra mắt cách đây ít lâu của Huawei có phần dải đen chỉ vừa đủ chỗ cho loa thoại và camera trước – và thậm chí công ty còn tự hào rằng dải đen của họ nhỏ hơn iPhone X như thế nào.

Tương tự, OnePlus mới đây cũng đã xác nhận rằng flagship OnePlus 6 của công ty cũng sẽ có "tai thỏ", cho rằng họ nhìn nhận đó là cách để mang lại thêm diện tích màn hình cho người dùng.

Nếu làm đúng cách, các hãng sản xuất sẽ vừa có thể dành chỗ để hiển thị thông báo, vừa đủ chỗ cho các cảm biến và camera cần thiết. Và khi smartphone đang dần chuyển sang tỷ lệ màn hình 18:9 (OnePlus 6 sẽ có tỷ lệ 19:9), người dùng sẽ được hưởng lợi vì rõ ràng diện tích sử dụng đã tăng lên.

Vì vậy, việc dải đen có phải là một tính năng hữu ích hay chỉ là thứ gây khó chịu phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của mỗi người dùng – tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy là những người "căm ghét" nó đang chiếm ưu thế.

Nhưng điều này chắc chắn sẽ ít nhiều thay đổi trong thời gian tới, khi có thêm nhiều người hơn được trên tay các smartphone "tai thỏ", và khi Google hỗ trợ đầy đủ kiểu hiển thị này trong phiên bản Android P sắp tới.

Theo VnExpress
Bản in sách giáo khoa nổi cho người khiếm thị.

Sách giáo khoa hình cho người khiếm thị

GD&TĐ - Quy trình công nghệ của ĐHQG TPHCM, giúp các đơn vị nuôi dạy học sinh khiếm thị thuận tiện hơn trong việc chế bản sách giáo khoa dạng chữ nổi.
Nếu không có lớp mạ, kim loại như sắt, thép rất dễ bị gỉ sét và nhanh hỏng hóc.

Lớp mạ an toàn chống ăn mòn thép

GD&TĐ - TS Phạm Thị Năm và cộng sự vừa bảo vệ nghiệm thu xuất sắc đề tài 'Nghiên cứu chế tạo hệ bảo vệ đa lớp cho thép trên cơ sở kẽm và hợp kim kẽm'.
Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.