Tái tạo chân cho kền kền săn mồi

GD&TĐ - Một kền kền hoang dã gần đây đã được phẫu thuật ở Vienna để cấy ghép một chiếc chân sinh học.

Tái tạo chân cho kền kền  săn mồi

Khi còn đang là một con kền kền con tên là Mia đã bị thương nặng ở chân phải. Những con kền kền cha mẹ đã dùng len cừu để cố định tổ, và một số sợi len bị quấn quanh mắt cá chân của kền kền con.

Với bàn chân bị bóp nghẹt và rơi vào tình trạng thiếu oxy, các ngón chân của Mia bắt đầu hoại tử. Một đội bác sĩ thú y đã phát hiện và chữa trị vết thương cho Mia. Tuy nhiên đã quá muộn để cứu chữa cho bàn chân bị hoại tử, họ đã phải cắt cụt chân phải để cứu mạng kền kền con.

Đối với một con kền kền râu, việc mất chân không khác gì một bản án tử hình, bởi vì con chim sẽ không thể tự kiếm ăn. Với sải cánh dài 8,5 foot (2,6 mét), loài chim quý hiếm được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp vào danh sách “sắp bị đe dọa” này là một trong những loài chim săn mồi lớn nhất có nguồn gốc từ châu Âu, châu Phi và châu Á.

Những con kền kền này cần đôi chân khỏe để nâng trọng lượng cơ thể của chính chúng và tóm lấy con mồi. “Rõ ràng là con chim quý hiếm không thể tồn tại lâu trong tình trạng hiện tại”, Tiến sĩ Oskar Aszmann, bác sĩ phẫu thuật tái tạo của MedUni Vienna, người chuyên chế tạo chân tay giả cho người cho biết.

Một nhóm bác sĩ thú y, dẫn đầu là Sarah Hochgeschurz thuộc Đại học Thú y, Vienna, đã liên hệ với TS Aszmann để được giúp đỡ. Aszmann là một chuyên gia trong lĩnh vực tái tạo chân tay, nhưng quy trình như vậy chưa bao giờ được thực hiện trên một con chim.

Thiết kế chân giả cho một con chim săn mồi đã đưa ra một số thử thách độc đáo. Một bộ phận giả có thể tháo rời sẽ không đủ bền để chịu được tác động hàng ngày mà một con thú ăn thịt gây nên khi sử dụng nó. Bất kỳ bộ phận giả nào cũng phải có khả năng không chỉ kẹp chặt con mồi mà còn có thể chịu được cú sốc từ cú hạ cánh của một con chim lớn như vậy.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thiết kế cho Mia một bộ phận cấy ghép đặc biệt sẽ được gắn trực tiếp vào xương chân. Sử dụng một kỹ thuật gọi là tích hợp xương, các bác sĩ phẫu thuật đã lắp một chiếc neo kim loại vào xương chân của Mia, nơi từng là mắt cá chân của cô. Theo thời gian, xương mọc bám vào các sợi kim loại trên mỏ neo, “tích hợp” thanh kim loại vào bộ xương của Mia.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã gắn chân giả của Mia vào mỏ neo. Thay vì có hình dạng như một chiếc chân chim nhân tạo, chiếc chân sinh học của cô kền kền là một khối trụ cao su màu đen khiến Mia trông như vô tình giẫm phải cuộn sushi. Nó được thiết kế để cho phép Mia bám cả bề mặt và con mồi nhưng cũng hoạt động như một bộ giảm xóc để hạ cánh nhẹ nhàng hơn.

Thiết kế hình trụ nhằm giảm thiểu khả năng bị trẹo và làm hỏng chân của cô khi nó mắc vào cành cây, và neo kim loại được tích hợp vào xương sẽ cung cấp cho Mia một mức độ phản hồi xúc giác cao, Aszmann nói.

Nhóm nghiên cứu đã mô tả quy trình này trong một nghiên cứu được công bố ngày 11 tháng 6 trên tạp chí Scientific Reports. Ca phẫu thuật yêu cầu Mia gây mê trong hơn hai giờ nhưng đã thành công.

“Con chim đã có những nỗ lực đi lại đầu tiên chỉ sau ba tuần và bộ phận giả đã hoạt động với công suất tối đa sau sáu tuần. Hôm nay, cô kền kền râu một lần nữa có thể hạ cánh và đi lại bằng cả hai chân, khiến cô trở thành “con chim sinh kỹ thuật” đầu tiên” - Aszmann cho biết trong tuyên bố.

Kền kền râu lang thang trong tự nhiên, ăn xương của các loài động vật khác.

Hiện tại, Mia đã có thể đi săn trở lại như một con chim bình thường với một ít titan trong người.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ