Tại sao Neptune không phải là vũ khí kỳ diệu?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Quân đội Nga đã bắn hạ một tên lửa Neptune của Ukraine ngoài khơi bán đảo Crimea trong tuần này. Vậy Neptune là gì và Ukraine có bao nhiêu?

Tên lửa R-360 Neptune của Ukraine.
Tên lửa R-360 Neptune của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng phòng không Nga đã phát hiện và đánh chặn tên lửa R-360 Neptune của Ukraine hướng tới Crimea trên Biển Đen hôm 10/11.

Trước đó, một quả Neptune khác cũng đã bị quân đội Nga bắn hạ vào ngày 29/8.

Người Ukraine được cho là đã sửa đổi tên lửa chống hạm này vào năm 2023 để hỗ trợ vai trò tấn công mặt đất, trong khi vào cuối tháng 8, một số phương tiện truyền thông Ukraine và người dùng X cho rằng tên lửa này được cho là đã bắn trúng hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga ở Crimea.

Tuy nhiên, "bằng chứng" về cuộc tấn công đó không đủ thuyết phục khi hình ảnh về cuộc tấn công không rõ ràng.

Năm 2022, Ukraine tuyên bố hai tên lửa Neptune đã được sử dụng để tấn công tàu tuần dương mang tên lửa Moskva của Nga.

Thừa nhận cuộc tấn công phá hoại của Ukraine, nhưng không phải do Neptune tấn công. Quân đội Nga tỏ ra nghi ngờ về phiên bản Neptune, với lý do tàu chiến bị hư hại chủ yếu do đạn phát nổ từ đám cháy gây ra.

Vậy vũ khí thần kỳ Neptune của Ukraine là gì?

Andrey Koshkin, Đại tá và chuyên gia tại Hiệp hội các nhà khoa học chính trị quân sự Nga cho biết: "R360 Neptune là tên lửa chống hạm tầm thấp cận âm của Ukraine. Và tất nhiên, nó được thiết kế để tiêu diệt các tàu có lượng giãn nước lên tới 5.000 tấn cũng như các mục tiêu trên mặt đất.

Tên lửa được phát triển từ rất lâu, được tạo ra trên cơ sở tên lửa X-35 của Liên Xô. Bắt đầu từ tháng 2 năm 2014, họ bắt đầu nghiên cứu tên lửa X-35 khá kỹ lưỡng và cho ra đời phiên bản Neptune. Tên lửa này đã được đưa vào sử dụng ở Ukraine vào khoảng năm 2020".

Chuyên gia Koshkin chỉ ra rằng tầm bắn tối đa của Neptune là khoảng 280 km. Theo ông, điều quan trọng nhất là nó bay ở giai đoạn cuối ở độ cao từ 3 đến 10 mét, điều này làm tăng khả năng sống sót lên đáng kể. Nhưng trước khi bay ở giai đoạn cuối, tên lửa hoạt động ở độ cao khoảng 300 mét khiến nó dễ bị các hệ thống phòng không đánh chặn.

"Các hệ thống phòng không của chúng tôi được cấu hình khá tốt để đánh chặn những tên lửa kiểu như vậy. Và các tổ hợp như S-300, S-400 có thể bắn hạ Neptune, ngay cả Buk-M2 và Buk-M3 cũng có thể chống lại những tên lửa này một cách rất hiệu quả", Koshkin nhấn mạnh.

Tại sao Ukraine không thể sản xuất hàng loạt Neptune?

Theo vị Đại tá Nga, mặc dù các phương tiện truyền thông Ukraine và phương Tây đã ca ngợi tên lửa này như một vũ khí mạnh mẽ chống lại Nga, gợi ý rằng nó có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu ở xa, chẳng hạn như Moscow, nhưng nó không gì khác hơn là cách PR cho một dị bản vũ khí thời Liên Xô.

Đầu tiên, ông lưu ý rằng dù tên lửa có được sửa đổi tốt đến đâu thì nó vẫn chỉ là công nghệ cũ. Thứ hai, Ukraine không có đủ cơ sở sản xuất để sản xuất hàng loạt tên lửa này.

Chuyên gia giải thích rằng Ukraine có đủ tiềm năng kinh tế trong khi các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của nước này đang ở trong tình trạng tồi tệ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, cần rất nhiều thời gian, kinh phí và nỗ lực để bắt đầu sản xuất hàng loạt loại vũ khí cải tiến này.

"Mấu chốt của vấn đề là quân đội Nga liên tục tiến hành trinh sát kỹ thuật khách quan. Chúng tôi xác định tất cả các căn cứ và trung tâm dùng để chế tạo hoặc hiện đại hóa một số loại vũ khí và tiêu diệt chúng. Vì vậy, Ukraine không có cơ hội khởi động sản xuất, tập hợp các chuyên gia và nguồn lực phù hợp để chuẩn bị và sản xuất tên lửa", chuyên gia cho biết thêm.

Ukraine chỉ có khoảng 10 Neptune hoặc ít hơn trong kho

Theo Koshkin, khó có khả năng Ukraine sở hữu số lượng lớn Neptune: "Chúng tôi có thể giả định rằng họ có thể có một tổ hợp theo cấu trúc tiêu chuẩn, bao gồm 6 bệ phóng và một sở chỉ huy, phương tiện vận tải, phương tiện bốc hàng".

Theo ước tính của ông, Ukraine hiện có thể có tới 10 tên lửa Neptune hoặc thậm chí ít hơn.

Chuyên gia này gợi ý: "Rất có thể, những tên lửa này được dùng cho những mục đích nhất định liên quan đến một số hành động tấn công mục tiêu cố định của Nga.

Nghĩa là, họ có khả năng phóng từng tên lửa này một lần, nhưng chắc chắn, và bắn trúng một số mục tiêu cực kỳ quan trọng trên lãnh thổ của chúng tôi. Đây có lẽ là mục đích mà họ sẽ cố gắng sử dụng những Neptune nếu chúng vẫn còn tồn tại trong tương lai".

Đại tá Nga cho rằng nhiều khả năng tên lửa sẽ được sử dụng để tấn công các cơ sở hạ tầng của Nga, các doanh nghiệp quốc phòng, có thể là một số nhà máy chế biến, nhằm đạt được hiệu quả PR nhiều nhất có thể.

Ukraine dường như đang cần những "chiến thắng mới" trong bối cảnh cuộc phản công của nước này đã diễn ra không như mong muốn và xu hướng "Ukraine mệt mỏi" đã trở nên rõ ràng, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến giữa Israel-Hamas đang diễn ra.

Các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu gần đây đã chuyển trọng tâm sang Trung Đông, giảm viện trợ cho Kiev. Đáng chú ý, cách đưa tin của các ấn phẩm chính thống hàng đầu của phương Tây trong việc mô tả các vấn đề Ukraine cũng đã thay đổi.

Tờ Economist xuất bản một số bài phỏng vấn, bài xã luận và tiểu luận sâu rộng tuyên bố của Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Valery Zaluzhny, người đã thẳng thừng tuyên bố rằng cuộc phản công sẽ không có đột phá trong thời gian tới.

Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhất quyết nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục cuộc chiến, bị tạp chí Time mô tả là ảo tưởng.

Theo các chuyên gia quốc tế, trong những điều kiện này, các cuộc tấn công mới của Kiev nếu xảy ra thì chỉ giống như các cuộc tấn công trước đây vào Cầu Crimea, các khu dân cư và cơ sở hạ tầng dân sự, chứ không hề có đột phá trong cuộc đối đầu với lực lượng Nga.

Clip pháo binh Nga tấn công loạt thiết giáp Ukraine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ