Tại sao giáo dục hiện đại cần dạy học phân hóa?

GD&TĐ - Trong bối cảnh GD toàn cầu chuyển mình mạnh mẽ, dạy học phân hóa dần trở thành phương pháp giáo dục trọng yếu ở nhiều trường học trên thế giới.

Học sinh The Dewey Schools tham gia hoạt động “Trạm luân chuyển” - một phương thức thiết kế tiết học trong dạy học phân hoá.
Học sinh The Dewey Schools tham gia hoạt động “Trạm luân chuyển” - một phương thức thiết kế tiết học trong dạy học phân hoá.

Hệ thống Trường Phổ thông liên cấp The Dewey Schools là 1 trong số những trường học Việt Nam đầu tiên áp dụng thành công dạy học phân hóa vào chương trình giảng dạy, mang đến môi trường giáo dục hiện đại, nhân văn và hiệu quả.

Dạy học phân hóa là gì?

Dạy học phân hóa (Differentiate Instruction) là cách tiếp cận có hệ thống để lập kế hoạch dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu, phong cách học tập, sở thích và khả năng đa dạng của học sinh. Phương pháp này giúp phát triển tối đa tiềm năng vốn có của người học trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt của từng cá nhân, đảm bảo khả năng tiếp cận như nhau đối với những nội dung học thuật quan trọng.

img-7195.jpg
Dạy học phân hóa lấy người học là trung tâm.

Nguyên tắc trong dạy học phân hóa

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình Ngữ văn 2018 từng nói: “Trong giáo dục phổ thông, tích hợp và phân hóa là hai yêu cầu không thể không chú ý và cần thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất trên cả 4 phương diện: i) Thiết kế chương trình; ii) Biên soạn sách giáo khoa; iii) Tổ chức dạy học và iv) Kiểm tra, đánh giá. Buông lỏng hoặc không chú ý một trong bốn phương diện trên đều dẫn tới những hạn chế trong chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Để áp dụng chặt chẽ phương pháp dạy học phân hóa, các trường học cần áp dụng 4 nguyên tắc: Chương trình giảng dạy chất lượng là hàng đầu; sử dụng kiểm tra đánh giá để cung cấp thông tin cho việc giảng dạy; mọi nhiệm vụ học tập được giao đều có tính tôn trọng; kiến tạo và duy trì lớp học có tính linh hoạt.

Tại sao giáo dục hiện đại cần dạy học phân hóa?

Mỗi học sinh đều có những thế mạnh và sở trường riêng. Dạy học phân hóa tạo cơ hội để các em phát huy tối đa tiềm năng, đồng thời xây dựng sự tự tin và động lực học tập bền vững. Dạy học phân hóa đã trở thành một xu hướng tất yếu, bởi phương pháp này tập trung khai thác tiềm năng của mỗi học sinh, thay vì áp dụng một khuôn mẫu chung cho tất cả.

img-9669.jpg
Dạy học phân hóa đã trở thành một xu hướng tất yếu.

1. Mỗi học sinh là một cá thể duy nhất

Mỗi học sinh có khả năng, sở thích, tốc độ và cách tiếp thu kiến thức khác nhau. Giáo viên phân loại học sinh theo năng lực, sở thích, và định hướng nghề nghiệp, từ đó thiết kế bài giảng phù hợp với từng người học. Học sinh có thể lựa chọn các hình thức bài tập hoặc cách tiếp cận khác nhau, giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn và cảm thấy học tập trở nên thú vị, nhẹ nhàng.

2. Tăng cường hiệu quả học tập

Học sinh được cung cấp nhiều lựa chọn về nội dung và phương pháp học tập như tham gia dự án, tổ chức hội thảo, diễn kịch, làm phim… tránh việc học theo lối mòn. Điều này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng mềm, phát huy thế mạnh cá nhân, đồng thời bồi dưỡng tính sáng tạo, ứng dụng kiến thức và mở rộng thế giới quan.

Bên cạnh đó, dạy học phân hóa hỗ trợ học sinh khám phá nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó xác định rõ sở thích, thế mạnh và định hướng nghề nghiệp ngay từ sớm.

3. Thúc đẩy sự công bằng trong giáo dục

Phân hóa không có nghĩa là phân biệt, mà là trao cho mỗi học sinh cơ hội học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Đây chính là cách để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình chinh phục tri thức.

Dạy học phân hóa không chỉ là phương pháp, mà còn là triết lý giáo dục vì sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh. Đây chính là chìa khóa để xây dựng một thế hệ công dân toàn cầu tự tin, sáng tạo và giàu lòng nhân ái.

Dạy học phân hóa tại The Dewey Schools

Các phương pháp giảng dạy tại the The Dewey Schools có nền tảng khoa học từ triết lý giáo dục trải nghiệm. Giáo viên lôi cuốn học sinh vào quá trình học tập bằng các trải nghiệm dựa trên mức độ sẵn sàng, sở thích hoặc phong cách học tập của từng em. Các dự án cá nhân và nhóm được xây dựng với mức độ thử thách khác nhau, giúp mỗi học sinh đều cảm thấy được tôn trọng và khích lệ.

z6164633452047-74ca246364df2422991d1a4bb5434e3c.jpg
Học sinh The Dewey Schools trình bày sản phẩm tại buổi báo cáo dự án Ngữ văn 12

Trong giờ học, Học sinh không ngồi yên nghe giảng, mà liên tục di chuyển để tham gia các “trạm” nhiệm vụ khác nhau. Bài học được thiết kế đa dạng các hoạt động như thảo luận, làm sản phẩm, minigame, thực hành…

Một ví dụ điển hình là dự án môn Văn với chủ đề “Thế giới như tôi mong muốn” tại Dewey Tây Hồ Tây. Thay vì áp dụng một đề bài chung cho cả lớp, Giáo viên đưa ra danh sách các nhiệm vụ để Học sinh được tự do lựa chọn, như viết kịch bản, làm phim, vẽ tranh, thiết kế túi, …Các hoạt động học tập này không chỉ khuyến khích sự sáng tạo mà còn trao quyền chủ động cho học sinh, giúp các em chủ động nghiên cứu và chiếm lĩnh kiến thức theo cách riêng.

“Dạy học phân hóa không phải là việc cá nhân hóa bài giảng cho từng Học sinh, mà là việc áp dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy kết hợp với các nhiệm vụ học tập phong phú, phù hợp với năng lực của các Học sinh trong lớp. Việc này góp phần khơi gợi hứng thú, phát huy tối đa tư duy và tinh thần sáng tạo của các em.” - Cô Shaina Neal - Giám đốc Học thuật Chương trình Tiếng Anh cấp Tiểu học The Dewey Schools Tây Hồ Tây khẳng định

Không chỉ mang lại lợi ích trước mắt, dạy học phân hóa còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của học sinh, giúp các em trở thành những công dân toàn cầu tự tin – sẵn sàng bước ra thế giới với bản lĩnh và sự khác biệt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

TIN BUỒN

TIN BUỒN

GD&TĐ - Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: