Tại sao có người càng lắm tiền càng khiêm tốn, còn nhiều người càng không có tiền càng thích khoe khoang?

GD&TĐ - “Cây lúa, hạt càng nhiều càng mẩy thì cúi càng thấp”, người nhiều tiền thường rất khiêm tốn, người có ít tiền lại rất thích khoe khoang, còn người không có tiền thì nhìn sự khiêm tốn và nghe lời khoe khoang.

Tại sao có người càng lắm tiền càng khiêm tốn, còn nhiều người càng không có tiền càng thích khoe khoang?

Xã hội bây giờ, người càng nhiều tiền càng khiêm tốn, còn người càng không có tiền càng thích khoe khoang. “Khoe của” thì được khen, thành thật lại bị cười chê; dẻo miệng được quý mến còn làm việc tốt thì mệt mỏi. Người không có tiền thì nói người có tiền số sướng, người dẻo miệng thì nói người chỉ chăm chăm làm việc là ngốc nghếch. Người không có tiền thì giả vờ như mình có rất nhiều tiền, còn người có nhiều tiền thì giả vờ như mình rất nghèo.

Xã hội bây giờ, nhiều người ăn mặc sành điệu, lúc nào cũng thích thể hiện mình giàu có nhưng thực ra trong túi lại chả có đồng nào… Còn hầu hết những người giàu có họ lại ăn mặc rất bình thường, nói chuyện rất khiêm tốn, lịch sự, sống rất tiết kiệm, không lãng phí, không tiêu tiền phung phí.

Xã hội bây giờ, nếu chúng ta chú ý quan sát sẽ thấy, càng những người có tiền, có năng lực họ lại càng không thích khoe khoang, họ chỉ chăm chỉ làm công việc của mình, rất khiêm nhường, bởi họ biết rằng năng lực sẽ nói lên tất cả. Bên cạnh đó, thì những người càng không có năng lực, họ càng muốn thể hiện “khả năng” của mình thông qua sự hào nhoáng bên ngoài và những lời “chém gió”.

Thật ra, những người thật sự hạnh phúc họ không cần phải đi khoe khoang làm gì. Con người càng tự ti về điều gì càng muốn che giấu đi điều đó, và càng thích khoe khoang về cái gì chứng tỏ họ càng thiếu cái đó, bởi vì họ thiếu cảm giác an toàn trong tâm nên họ mới không ngừng dựa vào vật chất để làm vỏ bọc cho cái đầu và trái tim trống rỗng của mình.

Người càng giàu có họ càng không thích thể hiện, họ rất tôn trọng những người dùng sự nỗ lực để thay đổi cuộc sống của bản thân, bởi họ hiểu được rằng, tất cả những gì họ đang có được kì thực là lấy từ người khác.

Trong cuộc sống, có những người rõ ràng là không có tiền nhưng lại thích thể hiện mình giàu có, có thể trong ánh mắt ngưỡng mộ của người khác họ có được cảm giác tự hào, nhưng còn trong ánh mắt những người biết rõ về họ thì chỉ là bức chân dung của sự tự ti.

Những người không có tiền mà thích thể hiện, ngay cả bản thân họ cũng tự xem thường bản thân mình, sợ người khác biết sự thật về hoàn cảnh của mình. Thực chất, không phải họ sợ người khác xem thường họ mà ngay từ đầu chính họ cũng tự xem thường bản thân mình, bởi họ có tự xem thường bản thân mình mới nghĩ người khác cũng sẽ nghĩ như mình, sợ người khác khinh mình nghèo nên coi thường mình.

Làm người cần phải khiêm tốn, khiêm tốn luôn khiến bạn được người khác tôn trọng, và khiêm tốn luôn khiến cho người ta cảm thấy an tâm.

Theo Trí Thức Trẻ/soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên lồng ghép các trò chơi trong giờ học tiếng Anh tăng cường nhằm tăng hứng thú cho học sinh.

Còn nhiều khó khăn và thách thức

GD&TĐ - Để triển khai tốt chương trình tiếng Anh tăng cường cần phải đẩy mạnh xã hội hóa, trong đó sự đồng thuận của phụ huynh đóng vai trò quan trọng.

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

GD&TĐ - Ung thư vú phủ bóng đen lên cuộc sống của vô số người trên toàn cầu, ảnh hưởng đến những người mắc bệnh và gia đình của họ.