Tại sao cả Patriot và THAAD vẫn là chưa đủ để chống lại Oreshnik?

GD&TĐ - Mỗi hệ thống tên lửa phòng không, bao gồm cả Patriot, THAAD và SAMP-T đều có mục đích riêng khi được tạo ra.

Tại sao cả Patriot và THAAD vẫn là chưa đủ để chống lại Oreshnik?

Cần lưu ý vấn đề đầu tiên và lớn nhất đó là việc đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung mang theo nhiều đầu đạn riêng biệt đòi hỏi những phương tiện hoàn toàn khác nhau.

"Tại Ukraine, không hệ thống nào có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung và xuyên lục địa, đặc biệt là Oreshnik", Tổng tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine - Đại tướng Oleksandr Syrsky cho biết trong cuộc phỏng vấn.

Điều này ban đầu gây ngạc nhiên, nhưng sau đó mọi người rất nhanh nhận ra Patriot PAC-3, cũng như SAMP-T, đang phục vụ trong Quân đội Ukraine, chưa thực sự được phát triển nhằm mục đích chống lại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa.

Đây không phải là nhiệm vụ của những hệ thống trên, vì chúng được tạo ra dựa trên nhu cầu đánh chặn tên lửa đạn đạo ở cấp độ chiến thuật, tức là có tầm bay trong khoảng 1.000 km.

Trong khi đó tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa di chuyển ở độ cao hơn 100 km, tức là trong không gian. Và tốc độ đi vào bầu khí quyển của những vật thể như vậy là 3 - 4 km/s đối với tên lửa đạn đạo tầm trung và 5 - 7 km/s đối với tên lửa xuyên lục địa.

Nhưng ngay cả đối với những mục tiêu như vậy, hay đúng hơn là khi đầu đạn đã ở trong khí quyển thì Patriot PAC-3 và SAMP-T, về mặt lý thuyết vẫn có thể đánh chặn, mặc dù hiệu quả thực sự vẫn còn là một câu hỏi.

42d678e2e7ad9b9e.jpg
Phóng tên lửa chống tên lửa PAC-3 MSE

Vấn đề chính ở chỗ Oreshnik có phần chiến đấu đặc biệt với các khối hướng dẫn riêng lẻ. Nghĩa là thay vì một đầu đạn, tên lửa này mang theo 6 mục tiêu giả. Điển hình như video về vụ tấn công Dnipro ngày 21/11/2024 cho thấy 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 vật thể, một số mô phỏng đầu đạn hạt nhân và còn lại là mục tiêu giả.

Việc sử dụng các đơn vị chiến đấu riêng biệt không phải là điều độc đáo. Tên lửa đầu tiên như vậy được coi là Minuteman III của Mỹ, chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1970 và sản phẩm tương tự xuất hiện ở Liên Xô 5 năm sau đó.

Nhưng mặc dù thực tế là công nghệ của các đơn vị chiến đấu riêng biệt không phải là mới, nhưng điều này không làm cho nó kém hiệu quả hơn vì liên quan đến số lượng mục tiêu phải đánh chặn.

Điều quan trọng là phải hiểu rằng trong số các đặc điểm của bất kỳ tổ hợp tên lửa phòng không nào, không chỉ bao gồm tốc độ và độ cao tối đa của mục tiêu, còn một đặc điểm cực kỳ quan trọng khác - có bao nhiêu đối tượng và bao nhiêu tên lửa có thể bắn cùng lúc, tức là phân kênh. Và vấn đề là ngay cả đối với các hệ thống phòng không hiện đại như Patriot PAC-3 và SAMP-T, thông số này cũng tỏ ra khá hạn chế.

Nói một cách đơn giản, ngay cả khi thông số của các tổ hợp này cho phép tiêu diệt đầu đạn của tên lửa đạn đạo trong bầu khí quyển, thì chúng cũng không thể đánh chặn tất cả cùng một lúc.

Và điều này không phải vì sự thiếu hoàn hảo, mà đơn giản đây không phải là nhiệm vụ ban đầu, bởi chúng không được phát triển cho việc đó. Có thể đưa ra một ví dụ đơn giản: liệu đánh chìm được một tàu tuần dương bằng xe tăng không - về lý thuyết là có thể, nhưng chiến xa không được tạo ra cho nhiệm vụ này và có nhiều yếu tố chi phối.

Đó là lý do tại sao tổ hợp THAAD không phù hợp lắm để đánh chặn tên lửa mang đa đầu đạn như Oreshnik. Bởi vì mặc dù thực tế là nó được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung ở tầng trên bầu khí quyển hoặc gần không gian ngoài khí quyển, nhưng lại có hạn chế về số lượng mục tiêu có thể giao chiến cùng lúc.

Trong mọi trường hợp, phương pháp hiệu quả nhất để đánh chặn tên lửa mang nhiều đầu đạn vẫn chỉ là phá hủy nó trước khi quá trình phân tách bắt đầu, khi chỉ cần bắn trúng một vật thể.

Và chỉ một hệ thống có khả năng này, đó là tên lửa SM-3 với số lượng sản xuất khá hạn chế và chỉ được sử dụng trên các tàu có hệ thống Aegis, hoặc trong phiên bản cố định trên đất liền Aegis Ashore.

Đó cũng là lý do tại sao NATO nhận ra rằng việc tạo ra một hệ thống phòng thủ ở châu Âu sẽ không hiệu quả mà cần phải có tên lửa tầm xa của riêng mình để đánh bại Liên bang Nga.

Khoảnh khắc tên lửa siêu thanh Oreshnik tấn công nhà máy Yumazh.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người tuy tuổi còn trẻ nhưng đã suy giảm ham muốn tình dục. Ảnh minh họa: L.N

Phái mạnh cũng có lúc 'yếu'

GD&TĐ - Sức khỏe sinh lý từ lâu đã được coi là biểu tượng làm nên bản lĩnh và sự tự tin của phái mạnh.