Tác chiến điện tử Nga vô hiệu hóa vệ tinh phương Tây trên bầu trời Crimea

GD&TĐ - Những tấm ảnh do vệ tinh phương Tây chụp một số khu vực tại bán đảo Crimea đã bị nhòe do chế áp điện tử.

Tác chiến điện tử Nga vô hiệu hóa vệ tinh phương Tây trên bầu trời Crimea

Vệ tinh quan sát Sentinel-1 của châu Âu theo ghi nhận lại một lần nữa cố gắng theo dõi khu vực bán đảo Crimea và các vùng lãnh thổ lân cận nhằm đánh giá tình hình vũ khí và nhân lực của Nga.

Tuy nhiên thiết bị này không thể chụp được những bức ảnh chất lượng cao.

Hình ảnh vệ tinh bị mờ và sơn đè lên theo giải thích là do công nghệ phương Tây bị hệ thống tác chiến điện tử của Nga can thiệp.

Vệ tinh Sentinel-1 chụp ảnh ở tần số 5,405 GHz và các hệ thống tác chiến điện tử Nga được điều chỉnh theo dữ liệu này, kết quả hiển thị rõ trong những tấm hình mà vệ tinh nhận được.

Những gì diễn ra thể hiện kết quả hoạt động rất hiệu quả mà thiết bị kỹ thuật của Lực lượng Vũ trang Nga mang lại, đã tạo ra sự can thiệp điện tử nhằm ngăn vệ tinh của đối phương tiến hành trinh sát các khu vực nhạy cảm của mình.

Bên cạnh đó, các quan chức quân sự Liên bang Nga khẳng định họ hoàn toàn đủ khả năng phá hủy các vệ tinh thuộc mạng Starlink do Công ty SpaceX của tỷ phú công nghệ Mỹ Elon Musk. Những thiết bị này đang giúp Lực lượng vũ trang Ukraine kiểm soát máy bay không người lái.

Hình ảnh do vệ tinh Sentinel-1 chụp lại bị xóa trắng do tác chiến điện tử Nga tác động.

Hình ảnh do vệ tinh Sentinel-1 chụp lại bị xóa trắng do tác chiến điện tử Nga tác động.

Như tờ báo Anh The Telegraph đã viết, dựa trên ý kiến ​​chuyên gia, các vệ tinh không gian không phải tuân theo Công ước Geneva nếu chúng được một trong các bên tham gia xung đột vũ trang sử dụng thì sẽ dẫn tới hành động đáp trả.

Về vấn đề này, ấn phẩm đã nhắc lại lời của chính tỷ phú Musk, người đã xác định mục đích chính của chòm sao vệ tinh do mình tạo nên là cung cấp thông tin liên lạc Internet và vận hành các dịch vụ phát trực tuyến.

Trong thời gian qua, Nga đã thông báo tiến hành một số cuộc thử nghiệm đối với vũ khí diệt vệ tinh, thông qua cả tên lửa lẫn tia laser chiến đấu, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn là một dấu hỏi.

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 của Nga có khả năng tạo ra một "mái vòm" che đỡ cho những mục tiêu cần bảo vệ.

Theo The Telegraph

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.