Suýt mất con vì thuê nhầm... "mẹ mìn" giúp việc

Thấy bà giúp việc rất yêu quý, gần gũi với con trai mình, chị Bé yên tâm lắm. Chẳng hề nghi ngại, chị giao phó toàn bộ việc chăm sóc con cho bà ta, để rồi chỉ thiếu chút nữa là chị đã “giao trứng cho ác”.

Hú vía mẹ suýt mất con vì thuê nhầm "mẹ mìn" giúp việc. Ảnh minh họa.
Hú vía mẹ suýt mất con vì thuê nhầm "mẹ mìn" giúp việc. Ảnh minh họa.

Nỗi niềm người mẹ muộn con

10 năm sau ngày lên xe hoa về nhà chồng, chị Nguyễn Thị Bé (37 tuổi, Rạch Giá – Kiên Giang) mới có niềm vui lần đầu tiên được làm mẹ. Chỉ vì chuyện muộn mằn đường con cái này mà gia đình chị đã không biết bao lần xích mích, sóng gió, tưởng chừng phải tan đàn sẻ nghé. 18 tuổi, chị Bé đã khấp khởi đi lấy chồng. Chồng chị khi ấy đã 30 tuổi, lại là con độc nhất trong một thuộc hàng danh gia vọng tộc, nên việc “sớm sinh quý tử” trở thành một áp lực, gánh nặng đè lên vai cô con dâu mới lớn.

Ngặt nỗi chồng chị lại sớm “yếu” nên mãi mà chị vẫn chưa có một mụn con. Mẹ chồng chị sốt ruột, ban đầu bà còn lo lắng, chăm chút cho con dâu từng li từng tí, cứ nghe ai mách có thuốc bổ, thuốc quý cho phụ nữ là bà lại lặn lội đi lấy về cho con dâu dùng. Nhưng 2 năm, 3 năm rồi 5, 7 năm trôi qua, chị Bé cứ tăng cân vùn vụt, cái bụng cũng ngày càng to ra lùm lùm, nhưng lại chẳng phải là mang thai. Mẹ chồng chị thấy vậy tức tối lắm, nghĩ con dâu là đồ vô dụng nên tỏ thái độ lạnh nhạt, thỉnh thoảng lại xỉa xói, nhiếc móc. Bà không chịu chấp nhận một sự thật là chuyện bà chưa có cháu nối dõ chủ yếu là lỗi ở con trai bà.

Về phần chị Bé, lấy chồng mãi mà chưa được làm mẹ, chị cũng sinh chán nản, buồn bực. Cuộc sống gia đình có hai vợ chồng vò võ ngày đêm riết rồi cũng nhàm, cứ mỗi khi nghe tiếng trẻ con hàng xóm cười đùa, khóc mếu, chị lại không khỏi chạnh lòng, rơm rớm nước mắt thương cho mình. Chị và chồng đã không tiếc tiền của đi chạy chữa khắp nơi, cả Đông Tây y, cứ hễ ai mách nơi nào có thuốc hay, thầy giỏi là vợ chồng chị lại dắt díu nhau tới. Nhưng con cái là “lộc trời cho” nên có cầu cũng chưa chắc đã được. Miệt mài chữa trị, mòn mỏi chờ đợi, mong ngóng, rồi cũng đến lúc vợ chồng chị mỏi mệt. Song không ai ngờ, đó cũng là lúc tin vui đến với chị Bé.

Cái tin chị có bầu khiến cho không khí cả gia đình bỗng dưng náo nức, rộn ràng như ngày hội. Từ chị bị mẹ chồng ghẻ lạnh, chị lại được bà nâng niu, chiều chuộng, cả nhà xúm vào chăm sóc từng bữa cơm, giấc ngủ của chị. Đặc biệt, khi biết đứa trẻ sắp chào đời là con trai, gia đình chị Bé còn vui mừng hơn nữa.

Rồi chị Bé cũng đến ngày sinh nở, một bé trai kháu khỉnh, khỏe mạnh ra đời. Sau bao ngày tháng mong ngóng, đợi chờ, biết bao hi vọng và công sức bỏ ra, bởI vậy mà cậu bé được coi như một “báu vật” trong nhà. Những tháng đầu tiên, việc chăm sóc đứa trẻ được mẹ chồng chị Bé đảm nhiệm, vốn kỹ tính nên bà không cho bất kì ai khác được đụng vào cháu yêu của bà. Nhưng khi cậu bé được hơn 1 tuổi, căn bệnh thấp khớp của bà đã trở nặng và hành hạ bà ghê gớm, bởi vậy nên bà không còn chăm sóc đứa cháu nhỏ được nữa. Chị Bé nghỉ sinh nở cũng đã lâu, ở nhà buồn, chị lại vốn quyen việc buôn bán, luôn chân luôn tay, thấy con cũng đã cứng cáo, chị muốn thuê một người giúp việc trông nom con để quay trở lại với công việc bán vải vóc ở chợ của mình.

Bà giúp việc kỳ lạ

Việc “tuyển” người giúp việc của chị Bé cũng lắm gian truân. Có rất nhiều cô gái trẻ đã đến nhà chị thử việc, nhưng người nào cũng không tật này thì chứng nọ, nên chẳng ai vừa ý chị Bé. Người thì lại chê cẩu thảm không có lòng yêu trẻ... Đã gần chục người đến ở với nhà chị, nhưng chẳng ai nán lại được đến 1 tháng. Công cuộc đi tìm người giúp việc của chị bởi thế mà càng trở nên vất vả. Không tin vào các công ty môi giới, chị đành tìm đến bạn bè, họ hàng nhờ giới thiệu cho người làm. Vậy mà cũng phải đến hơn một năm trời sau chị mới tìm được một bà giúp việc ưng ý.

Bà giúp việc này của chị đã xuất sắc vượt qua 3 ứng cử viên sáng giá khác để trở thành người mà chị có thể tin tưởng giao cậu quý tử nhà mình cho. Bà này đã ngoài 50 tuổi, độc thân, không con cái, là họ hàng xa của một người bạn của chồng chị. Chỉ sau một tuần thử việc, bà đã lấy được cả lòng tin của chị Bé và mọi thành viên trong gia đình chị. Nghe bà kể qua loa về gia cảnh của mình, chị Bé hình dung bà ta là một người khá đáng thương. Thời còn trẻ, bà ấy cũng là một cô gái có nhan sắc, nhưng vì gia đình nghèo khó mà thành quá lứa lỡ thì. 

Bà cũng từng có một đời chồng, nhưng chồng bà phận mỏng, sớm qua đời vì bệnh hiểm nghèo, năm bà mới ngoài 30 tuổi. Bà sống một mình từ đó cho tới nay. Một thân một mình, lại không vướng bận gia đình nên bà hay đi làm thuê, chạy việc vặt cho mọi người trong làng. Tính bà khá khép kín, lại chỉn chu, nhanh nhẹn, sạch sẽ nên rất được mọi người tin tưởng thuê mướn.

Từ ngày có bà giúp việc trông non con nhỏ, chị Bé rảnh rang và yên tâm hẳn. Chị có thể ở cả ngày ngoài chợ mà không phải lo lắng về chuyện con cái, vì bà giúp việc chăm sóc trẻ rất tốt. Bà này không chỉ có những kiến thức dân gian về chăm trẻ mà con nhanh nhạy tiếp thu cả những kiến thức khoa học hiện đại. Hơn nữa, bà ta còn có vẻ rất thật lòng yêu thương con trai của chị Bé, coi như ruột thịt của mình vậy. Chị Bé nghĩ điều này cũng là dễ hiểu, vì bà ta đã trải qua những mất mát lớn về gia đình, nên dễ dàng cảm thấy gắn bó, yêu quý con mình cũng là lẽ thường. Mỗi khi nhìn bà giúp việc cho con mình ăn một cách trìu mến, nâng niu, chị Bé lại chạnh lòng thương xót cho số phận hẩm hiu của bà.

Mọi chuyện ban đầu diễn ra suôn sẻ và chẳng có gì đáng phàn nàn, cho tới khi chị Bé bỗng nhận ra vai trò làm mẹ của mình đang dần bị bà giúp việc thay thế. Bà ta không chỉ đảm nhận mọi việc về chăm sóc, nuôi dưỡng đứa bé mà còn ngày càng tỏ ra thân thiết hơn thế và cố gắng tạo ảnh hưởng lớn lên đứa trẻ. Phần lớn thời gian chị Bé ở chợ buôn bán thì bà ta ở nhà với con chị, thậm chí đến tối, sau khi làm việc mệt mỏi, chị Bé cũng muốn ngủ riêng cho yên tĩnh, bà giúp việc lại phụ trách trông nom đứa trẻ vào ban đêm. Dần dần, bà chuyển hẳn vào ngủ cùng đứa bé với lý do để tiện việc chăm sóc.

Có lần, nửa đêm chị Bé thức giấc, muốn vào xem con mình ngủ có ngoan hay không, nhưng chị giật mình khi thấy phòng con chị đã bị khóa trái cửa bên trong, chị phải gọi mãi bà giúp việc mới cáu kỉnh ra mở cửa cho chị. Hôm sau, chị có ngỏ ý trách móc, nói bà ta không được khóa cửa để chị còn vào thăm con, thì bà ta tỏ thái độ khó chịu, bảo chị làm vậy chỉ khiến đứa trẻ giật mình, khó ngủ hơn. Chị Bé cảm thấy mối quan hệ của mình và con trai đang bị bà giúp việc xen vào khi bà ngang nhiên phản đối cách chị dạy dỗ và chơi đùa với con. Khi thấy chị ôm hôn , bà ta còn có phần ghen ghét, cố giằng đứa bé ra khỏi tay chị.

Chị Bé lúc đầu chỉ ngạc nhiên, nhưng dần dần chuyển thành lo sợ. Nhất là khi chị tình cờ tìm thấy những “lá bùa” viết chi chít những chữ khó hiểu và những con búp bê bằng vải bị đâm kim thủng lỗ chỗ giấu trong phòng của bà giúp việc. Để ý kĩ hơn, chị Bé còn phát hiện bà ta có nhiều hành động rất kì lại và mờ ám. Đêm đêm, khi gia đình chị đã đi ngủ hết, bà ta mới thắp nên, đốt hương, lầm rầm khấn vái, múa may như bị ma nhập, trông rất đáng sợ. Khi lắng tai nghe, chị Bé hoảng hốt nhận ra bà ta đang nguyền rủa gia đình chị và có âm mưu cướp con chị làm con mình.

Đến lúc này, chị Bé mới tá hỏa cho người về quê quán của bà giúp việc để điều tra. Thông tin được cung cấp khiến cho chị phát hoảng khi biết bà ta có tiền sử bệnh thần kinh hoang tưởng, đã từng nhiều lần toan bắt cóc con cái của các nhà trong xóm, nhưng nghĩ bà ta đáng thương nên họ chỉ đề phòng, cẩn thận hơn chứ không xa lánh, ghét bỏ, cũng không ai tố cáo. Chị Bé được một phen hú vía vì suýt mất con vào tay “mẹ mìn” mà cứ ngỡ đó là người giúp việc đáng tin.

Theo Người Đưa Tin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.