Suy nhược cơ thể, dấu hiệu và cách điều trị

GD&TĐ - Bị suy nhược cơ thể nhưng không hay biết, lầm tưởng là mệt mỏi do công việc dẫn đến nhiều hệ lụy. Nhận biết sớm dấu hiệu suy nhược cơ thể sẽ giúp điều trị thành công.

Suy nhược cơ thể có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính
Suy nhược cơ thể có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính

Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể là triệu chứng mệt mỏi toàn thân khiến người bệnh cảm thấy kiệt sức, không còn năng lượng cho bất kỳ hoạt động gì. Sự mệt mỏi làm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh suy kiệt và dù đã nghỉ ngơi nhưng người bệnh cũng sẽ không thấy đỡ hơn. Thời gian mắc bệnh thường kéo dài và khó nhận thấy.

Suy nhược cơ thể nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác,...

Với những dấu hiệu suy giảm sức khỏe kể trên, người bị suy nhược cơ thể sẽ không thích làm việc hoặc không hăng hái, mau mệt và năng suất cũng như chất lượng công việc kém... Do vậy, họ thường gặp thất bại, chán nản và buông xuôi.

Suy nhược cơ thể kéo dài có thể dẫn tới những hệ lụy lớn
Suy nhược cơ thể kéo dài có thể dẫn tới những hệ lụy lớn

Những ai thường bị suy nhược cơ thể?

Suy nhược cơ thể có thể xảy ra mọi lứa tuổi, trong đó độ tuổi từ 20 – 50 có nguy cơ cao nhất. Theo nghiên cứu, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới. Có một số đối tượng dễ mắc suy nhược cơ thể bao gồm:

  • Người làm việc quá sức: Người làm việc quá sức sẽ khiến năng lượng trong cơ thể tiêu hao nhiều. Trường hợp này thường gặp ở những người trẻ tuổi, ham việc, ỷ lại vào sức khỏe tuổi trẻ mà không bố trí thời gian ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, dần dần theo thời gian cơ thể sẽ yếu dần và trở nên mệt mỏi, dẫn tới suy nhược cơ thể.
  • Người già yếu: Những người già thường có tâm lý ăn kiêng như không ăn dầu mỡ, không ăn tinh bột, ăn đồ chay… để phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, ăn kiêng kéo dài dễ gây thiếu chất và dẫn đến suy nhược cơ thể.
  • Người hay ốm vặt: Nếu bị bệnh thường xuyên, bạn sẽ thấy cơ thể mình suy kiệt dần theo thời gian. Thể trạng yếu sẽ khiến bạn có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, ngủ kém, từ đó không hấp thu được dinh dưỡng từ thực phẩm. Tình trạng này kéo dài dẫn tới suy nhược cơ thể.
  • Người mới phẫu thuật: Trong quá trình phẫu thuật, cơ thể dễ bị thiếu máu và tiêu hao năng lượng nhiều. Sau đó, người bệnh sẽ dễ rơi vào trạng thái suy nhược nếu không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phục hồi.
  • Phụ nữ mới sinh: Phụ nữ sau sinh trải qua việc sinh nở tiêu hao sức lực và mất máu nhiều, nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý sẽ gặp phải tình trạng suy kiệt: mất ngủ, hay lo lắng, bồn chồn, ăn uống kém. Chưa kể do áp lực khi nuôi con nhỏ khiến chị em không có đủ thời gian chăm sóc bản thân. Lâu dần dẫn tới suy nhược cơ thể thậm chí trầm cảm sau sinh.
Phụ nữ mới sinh rất dễ bị suy nhược cơ thể
Phụ nữ mới sinh rất dễ bị suy nhược cơ thể

Dấu hiệu suy nhược cơ thể dễ nhận biết

Suy nhược cơ thể thường diễn biến âm thầm và khó dự đoán. Tuy nhiên, có thể nhận diện sớm cơ thể có bị suy nhược hay không dựa vào các dấu hiệu dưới đây:

  • Cảm giác kiệt sức: Tự nhận thấy cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, có thể ngất xỉu khi hoạt động gắng sức.

  • Đau yếu kéo dài không rõ nguyên nhân hơn 6 tháng.

  • Viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ, nổi hạch lympho mềm.

  • Thấy khó chịu kéo dài hơn 24 tiếng sau khi đã nghỉ ngơi.

  • Nhức đầu, khó nhớ hoặc kém tập trung về một vấn đề nào đó.

  • Mất ngủ liên tục, gián đoạn giấc ngủ thường xuyên, khó vào giấc, dễ tỉnh giấc khi ngủ.

  • Xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa: cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, ăn không ngon, sụt cân.

  • Xuất hiện các vấn đề về da: da nhanh bị lão hóa, xuất hiện nhiều nếp nhăn hay trở nên xanh xao, nhợt nhạt.

  • Tính khí thất thường, hay lo lắng, bối rối, bi quan, dễ cáu gắt.

  • Thờ ơ và trầm cảm.

  • Giảm khả năng tình dục.

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc là dấu hiệu suy nhược cơ thể thường gặp
Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc là dấu hiệu suy nhược cơ thể thường gặp

Cách phòng ngừa suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống, làm việc điều độ, không gắng sức.

  • Bỏ thuốc lá, rượu bia.

  • Không tạo áp lực cho bản thân, không nên thức đêm nhiều, tốt nhất là ngủ sớm, đủ giấc (7 tiếng/đêm) và ngủ sâu.

  • Sắp xếp làm những công việc quan trọng nhất vào buổi sáng khi sức lực còn nhiều, đến chiều và tối làm những việc nhẹ nhàng và thư giãn hơn.

  • Định kỳ khám sức khỏe 6 tháng/lần.

  • Cần đi khám nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc thay đổi nào của cơ thể. Điều này giúp bác sĩ xác định và điều trị sớm những vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng suy nhược tiến triển xấu đi.

Duy trì chế độ sống lành mạnh và khoa học giúp phòng ngừa suy nhược cơ thể
Duy trì chế độ sống lành mạnh và khoa học giúp phòng ngừa suy nhược cơ thể

Cách điều trị suy nhược cơ thể

Điều trị suy nhược cơ thể nặng bằng thuốc điều trị

Những trường hợp bị suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cần đi khám để được bác sĩ điều trị phù hợp. Một số loại thuốc thường được chỉ định là thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm… Bác sĩ cũng có thể tư vấn một số hướng điều trị tích cực như điều trị theo chương trình thể dục đặc biệt và điều trị hành vi để giúp người bệnh giảm các triệu chứng như tinh thần bất ổn, mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa…

Điều trị suy nhược cơ thể bằng thuốc Đông y

Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực cho người bệnh như bài Thập toàn đại bổ. Tuy vậy, không phải bài thuốc bổ nào cũng có hiệu quả thực sự, nhất là những loại thuốc trôi nổi trên thị trường hoặc được nấu sắc thủ công. Nếu dùng phải những thang thuốc có dược liệu không đảm bảo còn gây nguy hại cho sức khỏe.

Sử dụng thuốc Tây điều trị suy nhược cơ thể cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ
Sử dụng thuốc Tây điều trị suy nhược cơ thể cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ

Chọn lựa sản phẩm Thập toàn đại bổ dạng viên nén hiệu quả

Bài thuốc Thập toàn đại bổ của Đông y đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên việc sắc thuốc và nhất là chất lượng dược liệu là mối quan ngại của nhiều người bệnh. Do vậy, các sản phẩm Thập toàn đại bổ dạng viên nén tiện dụng đang ngày càng được nhiều người bệnh tin dùng.

Tuy nhiên, thuốc bổ Đông y được sản xuất hiện đại dạng viên nén không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo hiệu quả và quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP - WHO. Người bệnh cần thông thái lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất và đảm bảo chất lượng thì mới có hiệu quả điều trị. Tiêu biểu trong số đó là thuốc Thập Toàn Đại Bổ sản xuất tại Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất. Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất nổi tiếng trên thị trường với nhiều dòng sản phẩm Đông y như Hoạt huyết Nhất Nhất, Xương khớp Nhất Nhất, Dạ dày Nhất Nhất, Đại tràng Nhất Nhất…

Nhờ sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại, đảm bảo các quy chuẩn khắt khe của GMP-WHO, nên thuốc Thập Toàn Đại Bổ giữ nguyên và phát huy được dược tính trong các thảo dược quý.

Thuốc Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất phù hợp với những người suy nhược cơ thể, kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, phụ nữ sau sinh.

Thuốc Thập Toàn Đại Bổ hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh có thể dễ dàng mua về sử dụng.

suy nhược cơ thể

Thập toàn Đại bổ Nhất Nhất

Bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh.

Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc gọi điện tư vấn 1800.6689 (giờ hành chính)

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 307/2020/XNQC/QLD

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ