Sức lan tỏa của Hội thi nữ giáo viên với văn hóa công sở

GD&TĐ - Vừa qua, ngành GD Quảng Ninh phát động Hội thi “Nữ giáo viên với văn hóa công sở”, qua đó tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo và cả HS các nhà trường.

Sức lan tỏa của Hội thi nữ giáo viên với văn hóa công sở

Một sân chơi đầy ý nghĩa

Đây cũng là giải pháp để ngành GD Quảng Ninh đẩy mạnh thực hiện tinh thần Nghị quyết của BCH T.Ư Đảng Khóa X về “Đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước”, Nghị quyết của BCH T.Ư Đảng Khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Đặc biệt, hội thi sẽ góp phần tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD trong tỉnh về văn hóa công sở, góp phần để toàn ngành GD Quảng Ninh cụ thể hóa nhiệm vụ năm 2016 mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra với chủ đề: “Nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công; xây dựng thành phố du lịch Hạ Long”.

Xác định những mục tiêu trên đây nên ngay từ cuối năm 2015, ngành GD Quảng Ninh đã phát động Hội thi “Nữ giáo viên với văn hóa công sở”.

Bà Bùi Thúy Phượng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh, Trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Sở GD&ĐT Quảng Ninh cho biết: Ngay từ khi phát động, hội thi đã được các nhà trường, cơ sở GD và đội ngũ nhà giáo nhanh chóng tham gia, hưởng ứng sâu rộng. Các nhà trường đã lựa chọn những nữ giáo viên đủ điều kiện và xứng đáng nhất tham gia hội thi cấp huyện nhằm tuyển chọn những ứng viên sáng giá nhất cho vòng chung khảo cấp tỉnh.

Hội thi lần này nhằm tôn vinh tài năng, phẩm chất tốt đẹp của người giáo viên, góp phần khơi dậy tiềm năng, tình yêu nghề nghiệp của nữ cán bộ, giáo viên trong thực hiện phong trào xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực trong giai đoạn đổi mới GD, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

Việc nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi nhà giáo không chỉ thể hiện trong trang phục mà còn là nét đẹp văn hóa trong cách ứng xử giữa nhà giáo với đồng nghiệp, giữa nhà giáo với HS, với phụ huynh và người dân.

Hạt nhân lan tỏa sức sống của hội thi

Bà Bùi Thúy Phượng cho biết: Để tham gia hội thi ở các vòng, các thí sinh tham dự phải nỗ lực rất lớn trong việc tìm hiểu các chủ trương, chính sách về văn hóa ứng xử, văn hóa công sở đi cùng với tìm hiểu tinh thần các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành.

Quá trình này đã hình thành nên kiến thức, sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa công sở, văn hóa ứng xử trong nhà trường trong hàng trăm ứng viên dự thi trên toàn tỉnh, trở thành các báo cáo viên, tuyên truyền viên xuất sắc trong công tác này.

Minh chứng cho điều này đã được thể hiện trong phần thi hùng biện của các thí sinh, các giáo viên đã đưa ra những hiểu biết, lập luận sâu sắc về các vấn đề của văn hóa công sở, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng văn hóa công sở nói chung và cụ thể là văn hóa công sở trong môi trường sư phạm.

Cô giáo Lưu Minh Hậu (Trường THCS Nam Hải, P. Cẩm Tây, TP Cẩm Phả) chia sẻ: Giao tiếp ứng xử nơi công sở hay cụ thể là giao tiếp trong trường học chính là các mối quan hệ tương tác giữa BGH với giáo viên, nhân viên, giữa thầy với thầy, thầy với trò, giữa trò với trò và giữa thầy cô với cha mẹ HS. Giao tiếp giữa đồng nghiệp với nhau phải luôn cởi mở, chân tình.

Giao tiếp giữa thầy và trò phải luôn lấy học trò làm trung tâm, phải đối xử công bằng, tôn trọng. Lời nói chuẩn mực nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, cử chỉ ân cần, quan tâm luôn động viên khích lệ học trò. Giao tiếp giữa thầy cô với phụ huynh HS phải nghiêm túc, đúng mực, cởi mở, lời nói tế nhị khéo léo để đạt hiệu quả tốt trong công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm giáo dục, hoàn thiện nhân cách HS...

Bà Bùi Thúy Phượng bổ sung thêm: Các thí sinh tham dự hội thi lần này đã trang bị cho mình kiến thức về văn hóa công sở sâu, rộng. Đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh thí sinh trong chuyển biến nhận thức văn hóa công sở. Qua hội thi lần này, các thí sinh sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong các nhà trường, cộng đồng và gia đình, những người xung quanh về văn hóa công sở và văn hóa ứng xử trong các nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trao quà Tết cho học trò nghèo tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk. (Ảnh: HT)

Lặng thầm trao gửi yêu thương

GD&TĐ - Thời gian qua, Báo GD&TĐ tại miền Trung - Tây Nguyên thường xuyên phối hợp Hội nội thất ô tô Tây Nguyên hỗ trợ học bổng, quà cho học trò nghèo.

Trịnh Ngọc Thanh Tú nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: TT

Nữ sinh phố núi ước mơ thành cô giáo

GD&TĐ - Trịnh Ngọc Thanh Tú - lớp 12A1, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) luôn nuôi ước mơ làm cô giáo để nối tiếp truyền thống gia đình.