Mắc chứng bệnh hiếm gặp, cô giáo Ấn Độ mang hình hài học sinh

GD&TĐ - Pinky Bahroos truyền cảm hứng về tinh thần lạc quan, sống có ích cho xã hội dù cơ thể khiếm khuyết.

Mắc chứng bệnh hiếm gặp, cô giáo Ấn Độ mang hình hài học sinh

Pinky Bahroos, giáo viên 40 tuổi ở Badodra (bang Gujarat, Ấn Độ), từng chịu sự cười nhạo, sỉ nhục và bị phân biệt đối xử chỉ vì ngoại hình không giống người bình thường. Do mắc hội chứng hiếm gặp chỉ xuất hiện ở một trên 5.000 phụ nữ, cô thường xuyên bị nhầm là trẻ con, theo Story Trender

Tuy nhiên, Pinky đã vượt qua được cơn trầm cảm và chứng minh với thế giới rằng khiếm khuyết cơ thể không thể ngăn cản cô tiếp tục sống hạnh phúc. 

Cô giáo Pinky Bahroos. Ảnh: Taniya Dutta

Cô giáo Pinky Bahroos.

Hội chứng Turner mà cô mắc phải là tình trạng nữ giới bị thiếu một nhiễm sắc thể X, có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm thiếu hụt chiều cao, buồng trứng không phát triển và dị tật tim. 

Pinky cao chỉ 1,42 m, nặng chỉ khoảng 32 kg. Với ngoại hình nhỏ bé, cô thường được yêu cầu xuất trình chứng minh nhân dân trước khi vào các câu lạc bộ hay rạp chiếu phim. Bạn bè của cháu trai nghĩ Pinky là chị em họ, trong khi các nhà tuyển dụng luôn tưởng cô là học sinh.

Từng rơi vào trạng thái trầm cảm trong một năm, Pinky dần dũng cảm đối mặt với mọi chuyện. "Nhiều đứa trẻ mắc hội chứng Turner chết trước khi sinh. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi không chỉ sống sót mà còn có một cuộc sống trọn vẹn", cô nói. 

Pinky phát triển rất bình thường cho đến năm 13 tuổi. Trong một kỳ nghỉ hè, bố mẹ cô phát hiện con gái không giống bạn bè ở lớp. Họ đưa con đi gặp bác sĩ và xét nghiệm. Kết quả cho thấy cô bị thiếu một nhiễm sắc thể X nên không bao giờ dậy thì, không có kinh nguyệt và sẽ sớm mắc chứng loãng xương. 

"Tôi giống như mọi cô gái bình thường, hạnh phúc và tận hưởng tuổi thiếu niên, nhưng đến một ngày, tôi nhìn thấy một tập hồ sơ màu xanh giấu trong tủ. Bố mẹ tôi đã cố che giấu vì họ quá sốc và đau buồn. Tất cả kết quả kiểm tra đều tích cực cho đến khi tôi giở đến trang cuối, đọc được rằng mình thiếu một nhiễm sắc thể X. Tôi không hiểu ý nghĩa của nó. Tôi không phải một cô gái ư? Tôi không có can đảm để thảo luận với bố mẹ", Pinky kể lại. 

Pinky chấp nhận tình trạng của mình và tiếp tục sống một cách tự nhiên. Một thời gian sau, bạn bè ở trường tuy vẫn đối xử tốt với cô nhưng bắt đầu loại cô ra khỏi các cuộc trò chuyện "người lớn", rồi dần dần trở nên xa cách. Họ chỉ nghĩ cô nhỏ con và chưa đủ trưởng thành. Một số người còn bắt cô gọi là "chị". 

Tại một ngày hội thể thao, Pinky tham gia chạy đua nhưng nhanh chóng thấy mình tụt lại sau cùng. Thể chất của cô quá yếu và không thể sánh kịp với bạn bè cùng tuổi. Kể từ khoảnh khắc đó, cô tự nhủ sẽ không bao giờ góp mặt trong cuộc đua nào nữa. 

Khi em gái kết hôn, nhiều người liên tục hỏi cô về tình trạng hôn nhân. Những câu hỏi vượt quá sức chịu đựng của Pinky, khiến cô chán nản, khóc lóc, bỏ ăn và sụt rất nhiều cân. 

Cảm giác lạc lõng và trầm cảm trong suốt một năm của cô khiến bố mẹ buồn lây. Sau đó, một cuộc trò chuyện rất lâu cùng những người thân trong gia đình đã khiến cô nhận ra tầm quan trọng của cuộc sống. Pinky tự nhủ sẽ không bao giờ nhìn lại những chuyện buồn trước đây nữa.

Cô giáo Pinky trong lớp học. Ảnh: Story Trender

Cô giáo Pinky trong lớp học.

Trải qua rất nhiều lần phỏng vấn bất thành, Pinky được nhận vào một công ty du lịch ở Dubai, nơi bố mẹ cô cũng đang làm việc. Nhưng đó không phải một vị trí xứng đáng với khả năng. 

"Tôi được giao nhiệm vụ in ấn, copy tài liệu. Dù vậy, tôi không phàn nàn và làm việc một cách chuyên nghiệp. Sự chăm chỉ của tôi dần được chú ý và tôi được chuyển sang bộ phận bán hàng", Pinky chia sẻ.  

Công việc dần khởi sắc, Pinky bắt đầu tham dự các bữa tiệc xa hoa do các hãng hàng không tổ chức, kiếm được nhiều tiền và nhận được sự tôn trọng. Tuy nhiên, sau 12 năm, Pinky buộc phải trở về Ấn Độ vì chứng loãng xương. Dù 40 tuổi và mang hình hài của nữ sinh 13 tuổi, xương khớp của cô như một người già ở tuổi 80. 

Tại Ấn Độ, Pinky bắt đầu mọi thứ lại từ đầu. Tình trạng sức khỏe xấu đi khiến cô không thể làm việc tám tiếng mỗi ngày. Cô nộp đơn vào FatrackKids, ngôi trường thiết kế đặc biệt dựa trên chương trình giảng dạy của Mỹ và bắt đầu dạy học cho trẻ 3-8 tuổi. Ngoài việc truyền đạt kiến thức về những chương trình sáng tạo, Pinky dành thời gian luyện diễn thuyết và làm thơ. 

"Hiện giờ tôi đã tìm được thêm một ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu cảm giác ở cạnh những đứa trẻ và thể hiện cảm xúc của mình qua thơ ca", Pinky hạnh phúc nói. 

Cô giáo 40 tuổi đã chắp bút về hành trình cuộc sống của mình trong cuốn sách có tên "Finding The Chromosome", ra mắt trong tháng 9.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.